Tham gia hội thảo với tư cách là đơn vị phân phối, ông Nguyễn Tấn Hoàng - CEO Phú Hoàng Land nhận định dân số TP.HCM đang tăng đột biến nhưng bài toán về nhu cầu nhà ở vẫn chưa giải được do nguồn cung rất thiếu trong bối cảnh pháp lý bất động sản bị siết chặt. Sản phẩm dưới 30 triệu đồng/m2 rất hiếm hoi. Bản thân chủ đầu tư khi muốn đầu tư phân khúc bất động sản giá thấp cũng chưa đủ cơ sở để tính toán được dòng tiền, giải quyết bài toán pháp lý, định hình phân khúc.
Theo ông Hoàng, giai đoạn 2011 - 2014, Chính phủ ban hành gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ chính sách cho người có thu nhập thấp mua nhà và "hết" rất nhanh. Vì thế, vị này lo ngại, gói hỗ trợ 1.000 tỉ đồng cho ngân hàng chính sách, 2.000 tỉ đồng cho 4 ngân hàng thương mại cho vay lãi suất thấp mà Chính phủ vừa giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư cùng Ngân hàng Nhà nước thưc hiện vào tháng 3 vừa qua có đủ sức hỗ trợ các đối tượng hiện chưa có nhà hoặc thu nhập thấp hay không và Chính phủ có cơ chế nào mạnh hơn thúc đẩy gói nhà ở phân khúc thấp hay không.
|
Ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) trả lời: Để giảm giá đầu vào cho các dự án bất động sản, đặc biệt là nhà ở thương mại giá thấp thì Nhà nước cần có cơ chế tháo gỡ vì vấn đề này có thể ảnh hưởng tới việc tăng dân số, cần sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều ngành. Trong đó, Bộ Xây dựng đang tính toán thúc đẩy xây dựng sản phẩm từ 20 triệu đồng/m2 trở xuống, đẩy mạnh phân khúc nhà ở giá thấp bằng các ưu đãi như chậm nộp, thậm chí miễn giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ lãi suất, phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc tháo gỡ thủ tục xây dựng... trên quan điểm kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư phân khúc này thì phải tạo điều kiện cho chủ đầu tư.
"Về gói 2.000 tỉ đồng hỗ trợ, đây chỉ là cấp bù lãi suất. Với số tiền này, các ngân hàng thương mại có thể huy động được 60.000 tỉ đồng. Sắp tới, chính sách hỗ trợ sẽ được triển khai đồng bộ giữa Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan ban ngành các cấp" - ông Ninh thông tin.
Bình luận (0)