Giải mã những lý do giúp Đường Biên Hòa luôn tăng trưởng mạnh mẽ

16/06/2021 19:33 GMT+7

Hơn 50 năm trên thị trường và không ngừng tăng trưởng, Đường Biên Hòa đã cho thấy sự bền bỉ trong hành trình khẳng định vị trí trong ngành mía đường Việt Nam và uy tín thương hiệu ngang tầm quốc tế nhờ 4 yếu tố đặc biệt.

Bề dày phát triển của thương hiệu Việt nổi tiếng lâu đời

Năm 1969, thương hiệu Đường Biên Hòa (SBT) ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm Đường của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong suốt hơn 50 năm qua, Đường Biên Hòa vẫn giữ vững vị trí “anh cả” trong ngành với thị phần hiện tại chiếm 46% ở thị trường nội địa, đồng thời tiên phong trong hoạt động xuất khẩu khi đưa sản phẩm tới 24 quốc gia.
SBT không ngừng đầu tư vào nội lực, tập trung vào các giá trị cốt lõi để xây dựng một nền tảng vững chắc, đồng thời chủ động thay đổi, xác lập chiến lược với tư duy quản trị mới, sẵn sàng thích ứng với cuộc chơi quốc tế mới.

Phát triển vùng nguyên liệu rộng lớn

Tính đến thời điểm hiện tại, SBT là một trong những doanh nghiệp sở hữu vùng nguyên liệu lớn nhất cả nước khi có vùng nguyên liệu xuyên quốc gia lên tới gần 64.000 ha tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, dự kiến tiếp tục mở rộng lên đến 70.000 ha trong thời gian tới.
Nguồn nguyên liệu luôn là “nỗi trăn trở” của nhiều doanh nghiệp mía đường nội địa. Do vấn đề nguồn nguyên liệu, nên trong tổng số 37 doanh nghiệp mía đường Việt Nam, có tới 22 doanh nghiệp có công suất khá nhỏ dẫn đến giá thành sản phẩm của các công ty nội nói chung luôn cao hơn đường Thái, làm giảm khả năng cạnh tranh.
Vùng nguyên liệu mía organic tại Attapeu, Lào của SBT

Vùng nguyên liệu mía organic tại Attapeu, Lào của SBT

Mới đây, ngày 15.6.2021, Bộ Công Thương vừa có Quyết định 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan với tổng mức thuế là 47,64%. Quyết định có hiệu lực thực thi kể từ ngày 16.6.2021. Thông tin này sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước khi giá đường nhập khẩu từ Thái Lan sẽ tăng khá mạnh sau khi áp thuế. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tăng trưởng doanh thu cũng như cải thiện biên lợi nhuận, đặc biệt là những doanh nghiệp có khả năng tự chủ về nguồn mía nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như SBT sẽ có nhiều lợi thế.

Đa dạng hóa các dòng sản phẩm từ đường

Trong thời gian qua, SBT liên tục nắm bắt xu hướng tiêu dùng của thị trường để linh hoạt thay đổi, không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để không chỉ giữ vững thương hiệu trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh việc cải tiến chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với những dòng sản phẩm đường truyền thống, đường tinh luyện, đường vàng thiên nhiên, đường ăn kiêng… vốn đã quen thuộc với khách hàng, SBT cũng đẩy mạnh tập trung phát triển các dòng sản phẩm Đường có lợi cho sức khỏe, có giá trị gia tăng cao, cung cấp dịch vụ tiện lợi phục vụ cho khách hàng.

SBT sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng

Đến nay, SBT đã cung cấp hơn 63 dòng sản phẩm đường đáp ứng nhu cầu công nghiệp và tiêu dùng của khách hàng trong nước và thế giới. Đây là 1 lợi thế lớn giúp công ty có thể đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, phục vụ cho mục tiêu gia tăng thị phần lên 50%.

Liên tục nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cây mía

Không chỉ dừng tại đường, SBT còn đa dạng và phát triển các dòng sản phẩm cạnh đường và sau đường để tận dụng tối đa lợi ích từ cây mía, góp phần tối đa hóa lợi nhuận. Ở các dòng sản phẩm cạnh đường, SBT đã sản xuất thành công nước màu, nước uống hương mía, và mới đây, SBT đã chính thức tham gia vào thị trường nước giải khát với sản phẩm nước mía đóng lon Míaha - 100% tự nhiên.
Với các sản phẩm sau đường, SBT cũng đang đẩy mạnh đầu tư sản xuất phân hữu cơ từ bã bùn của cây mía, giúp giải quyết tốt tro lò và bã bùn của nhà máy đường, sử dụng các chất thải của mía trong quá trình sản xuất tái tạo thành nguồn điện năng phục vụ việc sản xuất và hòa vào lưới điện quốc gia.
Trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, liên tục phát triển 4 yếu tố quan trọng trên đã giúp SBT luôn chủ động tập trung đẩy mạnh thị phần trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường đường trong nước và thế giới có nhiều biến động, tuy nhiên, SBT vẫn khép lại niên độ 2019-2020 với kết quả tích cực trên nhiều khía cạnh, quan trọng nhất là nâng thị phần nội địa từ 42% lên 46%.
Theo chia sẻ từ Ban lãnh đạo, Công ty đặt rất nhiều kỳ vọng vào kết quả kinh doanh niên độ 2020-2021 này, khi chỉ tính riêng tới thời điểm cuối tháng 5.2021, lượng Đường bán ra của doanh nghiệp này đã đạt 1,1 triệu tấn, bằng với sản lượng cả niên độ trước; ghi nhận Doanh thu thuần 11 tháng ước đạt 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với 12,9 nghìn tỉ của cả niên độ trước, đồng thời áp sát kế hoạch năm 14,4 nghìn tỉ đã đặt ra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.