Tính đến ngày 15.11, giá trị xuất khẩu gỗ đạt 7,6 tỉ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2017. Đối với ngành gỗ, hầu hết các quốc gia thành viên CPTPP đều cam kết loại bỏ thuế và thuế quan đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ngay khi Hiệp định này có hiệu lực. Do vậy ngành này nhiều khả năng sẽ tăng trưởng khả quan trong thời gian tới.
tin liên quan
'Giấy thông hành' cho gỗ Việt vào EUTrong CPTPP, Nhật Bản là một trong những thị trường quan trọng của ngành gỗ Việt Nam. Thị phần của sản phẩm Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đã tăng từ 24,5% năm 2017 lên 25,8% trong năm nay.
Việt Nam hiện là nguồn cung cấp sản phẩm gỗ lớn thứ hai ở Nhật sau Trung Quốc. Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn.
Theo ông Trần Việt Tiến, Ủy viên thường trực HAWA (Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM), không chỉ có CPTPP mà Hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EVFTA) cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội thương mại cho ngành gỗ Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng có xu hướng dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam để hưởng ưu đãi từ các hiệp định này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nội địa cần nhận thức rõ thời cơ để nắm bắt và phát triển ngành gỗ Việt Nam. Trong ngành gỗ, giá trị sản xuất chỉ có 140 tỉ USD, Việt Nam dù đứng thứ 5 thế giới nhưng mới chiếm thị phần chưa tới 5%. Mặt khác giá trị thương mại và tiêu dùng sản phẩm gỗ tới 450 tỉ USD và các doanh nghiệp Việt chưa khai thác được. Điều này cho thấy dư địa phát triển của ngành này đối với các doanh nghiệp Việt còn rất lớn.
Do đó với chủ trương trở thành trung tâm đồ nội thất thế giới, Việt Nam ngoài việc đẩy mạnh sản xuất còn cần tập trung vào khâu thiết vế và phát triển thương mại, thị trường. Đây là thời điểm tốt để thực hiện những tầm nhìn trên.
Bình luận (0)