‘Không phải chỉ có thịt bò, cá mới nghĩ đến gia vị hạt tiêu’

Nguyên Nga
Nguyên Nga
04/12/2018 20:53 GMT+7

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã nhận xét trên khi nói về chiến lược cần nghiên cứu chuyên sâu với hồ tiêu tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế 2018 – VIPO 2018 được tổ chức nguyên ngày tại TP.HCM hôm nay (4.12)

VIPO 2018 do Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) phối hợp với Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC), Hiệp hội gia vị châu Âu (ESA), Hiệp hội thương mại gia vị châu Mỹ (ASTA) tổ chức.
Diện tích trồng tiêu tăng gấp 3 lần, giá tiêu giảm còn 1/4
“Nghiên cứu chuyên sâu thế nào, để khi nói đến tiêu, phải nghĩ đến những sản phẩm khác, là ngành công nghiệp hương liệu, có thể dùng sản xuất nước hoa, nguyên liệu làm thực phẩm chức năng”, ông Nguyễn Xuân Cường nói và rằng, VIPO 2018 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Chưa có mặt hàng nông sản nào có diện tích toàn cầu chỉ khoảng 460.000 ha, tổng sản lượng chưa tới nửa triệu tấn và chỉ sản xuất tập trung ở 5 nước chiếm đến 90% diện tích hồ tiêu toàn cầu.
Tuy nhiên, vấn đề là, chỉ trong vòng 2-3 năm qua, giá hồ tiêu giảm quá sâu, từ 220.000 đồng/kg năm 2010 nay xuống 58.000 đồng/kg và đang dự báo khó tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến giá hồ tiêu giảm sâu thế này, theo ông Cường do diện tích trồng tiêu liên tục tăng. Chỉ trong vòng 5-7 năm, diện tích tăng gấp 3 lần. “Chính vì tăng nóng, không vào quỹ đạo phát triển bền vững nên dẫn đến sự xáo trộn, rối loạn thị trường, phát triển không bền vững và đe dọa toàn ngành về mất cân đối cung cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Xuất khẩu hồ tiêu VN vào
Nội dung box
thị trường có hàng rào kỹ thuật cao đang tăng Ng.Ng

Thế nên, theo vị lãnh đạo đứng đầu ngành nông nghiệp, muốn phát triển bền vững, phải tái cơ cấu ngành hồ tiêu. Cụ thể giảm diện tích trồng, đặc biệt giảm tại các vùng điều trái quy luật, không có năng suất chất lượng cao để nhường cho cây trồng khác. Hiện tại toàn ngành có 122.000 ha trồng tiêu, phải giảm mạnh số này. Thứ hai tăng nghiên cứu phát triển để cung cấp tiêu cho nhiều ngành hàng sản xuất khác, ngoài ngành gia vị. Chẳng hạn cung cấp tiêu như tinh dầu, nước hoa, thực phẩm chức năng. Thứ 3, Thủ tướng đã ban hành Nghị quyết nông sản hữu cơ, dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam cũng sẽ ban hành Luật nông nghiệp hữu cơ. Điều này cho thấy, Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu hóa sử dụng hóa chất trong trồng trọt. Thứ 4, nhà nước sẽ đồng hành trong chương trình phát triển hồ tiêu phù hợp với thông lệ quốc tế, ưu tiên doanh nghiệp gia chuỗi giá trị nâng cao chất lượng cho hồ tiêu…
Xuất khẩu tiêu Việt Nam tăng tại các thị trường có hàng rào kỹ thuật cao
Bà Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cũng cung cấp số liệu: vụ mùa 2018-2019, gần 60.000ha trồng tiêu mới và diện tích trồng năm 2018 tăng so với năm 2010 lên đến 97.800 ha, năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ ha. “Diện tích tăng mạnh, nhưng có một thực tế tích cực là chất lượng sản phẩm tiêu Việt Nam đang được đánh giá cao tại thị trường thế giới, đặc biệt các thị trường có hàng rào kỹ thuật cao. Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 3 năm qua đều tăng, từ hơn 36.000 tấn năm 2016 lên hơn 38.000 tấn năm 2018. Tương tự, thị trường Canada tăng từ hơn1.500 tấn lên gần 2.500 tấn trong 3 năm qua. “Hồ tiêu xuất khẩu sang các thị trường có hàng rào kỹ thuật cao của Mỹ, Đức, Hà Lan, Pháp, Nhật… đều tăng trong 3 năm qua”, bà Oanh thông tin.
Đồng quan điểm, bà Hoàng Thị Liên, Giám đốc Hiệp hội hồ tiêu quốc tế bổ sung, Việt Nam từ vị thế chỉ tham gia mảng thương mại trong thị trường hồ tiêu thế giới, nay trở thành trung tâm chế biến hồ tiêu lớn. Ấn Độ đi trước Việt Nam một bước trong đầu tư công nghệ cao chế biến hồ tiêu, đổi lại, Việt Nam đang từng bước khẳng định đầu tư nghiên cứu. Để làm được điều này, chất lượng hạt tiêu Việt Nam phải được chú trọng từ trang trại. Năm 2018, Việt Nam đã nhập khoảng 35.000 tấn tiêu từ Campuchia để chế biến. Ngoài ra, nhập tiêu ngạch khoảng 20.000 tấn nữa.
Thông tin tại hội nghị, đại diện Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cũng cho biết, năm 2018, Việt Nam đã giảm 30-50% lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây trồng, chất lượng hạt tiêu tăng cao hơn, môi trường, hệ sinh thái cũng an toàn hơn, đa dạng sinh học được cải thiện hơn. Đặc biệt, nhiều địa phương tổ chức, khuyến cáo nông dân canh tác theo GAP, quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng lúc, đúng cách hơn….
 Triển vọng hồ tiêu Việt Nam
Việt Nam vẫn là trung tâm sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của thế giới.
Dự kiến tỉ lệ tiêu đen chiếm 70-75%,
Tiêu trắng chiếm 25-30%,
Tiêu nghiền chiếm 10-12% (2020) và 17% năm 2030.
(Theo Chiến lược phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam của Bộ NN-PTNT)


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.