Kinh tế toàn cầu được cải thiện

19/01/2015 05:00 GMT+7

Tiếp sau năm 2014 - một năm đáng thất vọng, năm nay tăng trưởng ở các nước đang phát triển sẽ tăng nhẹ, một phần là do giá dầu giảm, nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn, lãi suất toàn cầu tiếp tục ở mức thấp, và ít rào cản tăng trưởng hơn ở một số thị trường lớn thuộc khu vực mới nổi.

Tiếp sau năm 2014 - một năm đáng thất vọng, năm nay tăng trưởng ở các nước đang phát triển sẽ tăng nhẹ, một phần là do giá dầu giảm, nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn, lãi suất toàn cầu tiếp tục ở mức thấp, và ít rào cản tăng trưởng hơn ở một số thị trường lớn thuộc khu vực mới nổi.

Kinh tế toàn cầu được cải thiệnGiá dầu được dự đoán tiếp tục xu hướng giảm trong năm nay - Ảnh: Ngọc Thắng
Đó là nhận định được nêu trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tuần qua.
Theo WB, sau khi tăng trưởng ước đạt 2,6% năm 2014, kinh tế toàn cầu dự báo đạt 3% năm nay, 3,3% trong năm 2016 và 3,2% trong năm 2017. Năm 2014, các nước đang phát triển tăng trưởng trung bình 4,4%, dự báo sẽ tăng 4,8% năm 2015, đạt 5,3% và 5,4% cho 2 năm kế tiếp.
Tăng trưởng ở Mỹ, theo dự tính đạt 3,2% (so với 2,4% năm ngoái), sau đó giảm nhẹ xuống 3% và 2,4% ở 2 năm sau đó. Khu vực châu Âu, dự báo lạm phát thấp tiếp tục kéo dài, tăng trưởng chậm chạp ở mức 1,1% (0,8% năm 2014), nhưng có cải thiện lên 1,6% giai đoạn 2016 - 2017. Nhật Bản tăng trưởng 1,2% (năm 2014 chỉ 0,2%) và 1,6% năm 2016.
Đông Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới năm 2014 với 6,9% (năm 2013 là 7,2%), nhưng sẽ giảm xuống còn 6,7% năm 2015 và duy trì mức này trong kỳ trung hạn. Kinh tế Trung Quốc, do cải cách cơ cấu, giảm kích thích tăng trưởng và thắt chặt tín dụng sẽ làm giảm mức đầu tư, kéo tỷ lệ tăng trưởng từ 7,1% năm nay xuống còn 7% năm 2016 và 6,9% năm 2017. Một số nền kinh tế đáng chú ý khác là Thái Lan tăng 3,5% năm 2015, qua 2 năm kế tiếp là 4% và 4,5%; Indonesia đạt 5,2% trong năm nay và 5,5% hai năm kế tiếp; Malaysia đạt 4,7% trong năm nay, 2 năm kế tiếp đạt 5,1 và 5,2%. Riêng VN, tăng trưởng năm 2015 bằng năm ngoái với 5,6%, qua 2 năm kế tiếp cải thiện với 5,8 và 6%.
Báo cáo cũng đánh giá dòng chảy thương mại vẫn không hoạt động hiệu quả trong năm nay. Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, thương mại toàn cầu trở nên trì trệ, tăng trưởng năm 2013 và 2014 chỉ đạt dưới 4%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 7% hằng năm của thời kỳ tiền khủng hoảng. Trong khi đó, giá hàng hóa tăng không đáng kể, do giá dầu giảm mạnh bất thường trong 6 tháng cuối năm 2014 có thể đã làm giảm đáng kể áp lực lạm phát, góp phần cải thiện cán cân tài khoản và tài chính hiện tại ở nhiều nước. “Giá dầu thấp hơn và theo dự tính tiếp tục giảm năm 2015, sẽ góp phần giảm lạm phát trên toàn thế giới và có lẽ sẽ kìm hãm hiện tượng tăng lãi suất đột biến ở các nước giàu”, ông Kaushik Basu, chuyên gia Kinh tế trưởng, Phó chủ tịch cao cấp WB, nhận định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.