Thấp thỏm lo cháy
Đến giữa tháng 11 hằng năm, nông dân ở TP.Kon Tum bước vào mùa thu hoạch mía bán cho Nhà máy đường Kon Tum. Nhưng mùa vụ 2017 - 2018 này, đến 18.1 nhà máy đường mới bắt đầu thu mua với số lượng nhỏ giọt.
tin liên quan
Mía rớt giá, người trồng điêu đứngRời đồng mía xã Đăk Rơ Wa, chúng tôi đến P.Nguyễn Trãi, TP.Kon Tum, tình cảnh của nông dân ở đây cũng chẳng khác gì. Anh Nguyễn Thái Văn ở KP.4, P.Nguyễn Trãi trồng 12 ha mía nhưng mới chỉ bán được 1 ha. Hơn 10 ngày trước, anh Văn thuê nhân công từ tỉnh Phú Yên lên thu hoạch mía, mỗi ngày chỉ chặt chừng 12 tấn mía. "Chặt nhiều thì nhà máy không đưa xe tới chở, mà chặt kiểu này thì biết chừng nào cho xong", anh Văn than thở. Đấy là chưa kể, khoảng vài ngày nữa những người làm công về quê ăn tết, không biết thuê người ở đâu. "Năm ngoái mía của tôi từng bị cháy. Vừa rồi mía ở P.Lê Lợi bị cháy, mía cháy là xem như trắng tay", anh Văn lo lắng.
|
Nông dân thiệt hại nặng
Ông Nguyễn Thành Cơ, Chủ tịch UBND P.Nguyễn Trãi, cho biết những phản ánh của người dân là có thật. Ở đây có đến 120 ha mía. Nhà máy đường Kon Tum thu mua chậm 45 ngày so với mùa vụ 2016 - 2017, trong khi mía để càng lâu thì sản lượng và chất lượng sẽ giảm đi, chữ đường theo đó cũng giảm và thu nhập người dân giảm là đương nhiên. Những thiệt hại này không thấy ai đảm bảo bồi thường cho nông dân.
tin liên quan
Giá mía giảmTheo tính toán của ông Cơ, mía bán hiện nay chỉ bù vốn. Công thuê làm đất 20 triệu đồng/ha, chặt mía 220.000 đồng/công/ngày, làm mía mất 300 công/ha (150.000 đồng/công), chưa kể phân, thuốc và vật tư nông nghiệp đầu tư cho mía. "Nếu chữ đường trung bình như nông dân ở phường bán hiện nay 7 - 8 CCS, mà nhà máy mua 830.000 đồng/tấn mía/10 CCS thì xem như huề vốn. Đó là chưa kể, thời tiết hanh khô, gió nhiều mà mía rất dễ cháy trên diện rộng nên chúng tôi rất lo", ông Cơ nói. Chính vì bán mía chậm, chữ đường thấp nên rất nhiều nông dân đã tính đến việc chuyển đổi cây trồng.
Không bù thiệt hại
Ngày 1.2, ông Nguyễn Xuân Ninh, Phó chủ tịch UBND TP.Kon Tum, cho biết Công ty cổ phần đường Kon Tum (chủ quản nhà máy đường ở đây) giải thích lý do chậm thu mua mía là do mùa vụ 2017 - 2018 nhà máy nâng công suất từ 1.800 tấn mía/ngày lên 2.500 tấn mía/ngày, nhưng một máy bị hỏng nên phải dời thời gian thu mua mía. Đến ngày 18.1, nhà máy chạy một máy và bắt đầu thu mua 1.300 tấn mía/ngày, chữ đường bình quân là 8,65 CCS. Như vậy, phải đến khoảng giữa đầu tháng 3.2018 mới mua hết 1.000 ha mía của TP.Kon Tum và khoảng 200 -300 ha mía ở các huyện khác của tỉnh. Khi PV hỏi vậy Công ty cổ phần đường Kon Tum có bù thiệt hại cho nông dân không, thì ông Ninh trả lời “không”.
|
Bình luận (0)