Đó là khẳng định của ông Trần Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang tại buổi làm việc “tháo gỡ vướng mắt cuối cùng” trước khi giải ngân nguồn vốn vay ngân hàng cho Dự án BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuân chiều ngày 4.3 do UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì với sự tham dự của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - ViettinBank và lãnh đạo Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuân.
Đại diện các ngân hàng tham dự cuộc họp khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến để báo cáo lại với lãnh đạo của mình xem xét quyết định. ẢNH: BẮC BÌNH
|
Ông Trần Văn Thế, Phó tổng giám đốc công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuân cho biết doanh nghiệp dự án cũng đã làm mọi việc có thể và đang trong tình trạng thiếu vốn do chưa được các ngân hàng cho vay giải ngân theo hợp đồng đã ký. ẢNH: BẮC BÌNH
|
Ông Trần Văn Thế, Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuân, cho biết hiện doanh nghiệp dự án và các nhà thầu đã kiệt vốn. “200 tỉ đồng vốn cuối cùng mà chúng tôi có được cũng đã tạm ứng cho các nhà thầu. Đến ngày 16.3 tới, nếu phía ngân hàng vẫn không giải ngân mà cứ tiếp tục đưa ra các lý do không rõ ràng như vậy thì chúng tôi chỉ còn cách xin giãn tiến độ hoàn thành dự án chứ không thể thực hiện đúng như cam kết với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là thông toàn tuyến vào cuối năm 2020 và khánh thành trong năm 2021. Chúng tôi cũng đã làm tất cả những gì có thể.”, ông Thế nói.
Tại buổi làm việc, các đại diện ngân hàng cho vay khẳng định sẽ báo lại toàn bộ ý kiến của các bên cho lãnh đạo của họ xem xét quyết định.
Trên công trường Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn hừng hực khí thế thi công theo tiến độ thông tuyến vào cuối năm 2020. ẢNH: BẮC BÌNH
|
Hoàn thành thêm 25% khối lượng dự án trước “giai cứu”
Dự án BOT Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có tổng vốn đầu tư là 12.668 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án là 2.186 tỉ đồng (đã giải ngân); Liên doanh 4 ngân hàng là Vietinbank, BIDV, Agribank và VPBank đã ký hợp đồng cho vay là 6.686 tỉ đồng, trong đó: Vietinbank là 3.300 tỉ đồng, BIDV là 1.500 tỉ đồng, Agribank là 1.000 tỉ đồng và VPBank là 886 tỉ đồng. Phần vốn còn lại do chủ đầu tư đối ứng.
Dự án được khởi công lần đầu cách nay hơn 10 năm và đến đầu năm 2019 chỉ mới triển khai hơn 10% khối lượng công trình do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tháng 4.2019, Tập đoàn Đèo cả tham gia “giải cứu” dự án với vai trò điều hành toàn bộ dự án này và Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền dự án được chuyển từ Bộ GT-VT về UBND tỉnh Tiền Giang. Theo chủ đầu tư, đến nay dự án đã hoàn thành khoảng 34% tổng khối lượng, ước tổng kinh phí đã đầu tư gần 5.000 tỉ đồng.
Bình luận (0)