Ông Tồn cho biết cách đây hơn 10 năm, ông gom hết vốn liếng mua 5 ha đất rừng dưới chân núi Cấm với quyết tâm lập nghiệp bằng chăn nuôi và trồng trọt. Thời điểm đó, người dân sống ở đây gặp rất nhiều khó khăn do đường sá đi lại trắc trở, điện, nước thiếu thốn. Ông phải tìm nhiều cách khắc phục như khoan giếng, đào ao trữ nước, kéo điện về vườn nhà và mua một số máy móc để trồng cây ăn trái.
Nhờ kiên trì, chịu khó và chọn giống cây trồng phù hợp, hiện mỗi năm ông Tồn thu hàng trăm triệu đồng từ vườn cây ăn trái gồm: xoài, quýt, mít, mãng cầu… Bên cạnh đó, ông còn đầu tư 1 ha làm chuồng nuôi heo rừng, bò, dê, gà..., nhưng nhiều nhất là bồ câu.
“Tôi chọn bồ câu làm vật nuôi chủ lực vì nó là một trong những loài có giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu tiêu thụ mạnh, cho nguồn thu nhập ổn định”, ông Tồn cho biết.
tin liên quan
Sống khỏe nhờ nuôi bồ câuÔng Trần Toán (61 tuổi, thôn Mỹ Xá, xã Quảng An, H. Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) nuôi bồ câu mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Để bồ câu phát triển tốt, ông nuôi theo hình thức bán hoang dã, vừa thả vừa nhốt trong chuồng. Ông dùng lưới che thành khuôn viên lớn để bồ câu tự do bay nhảy và tiếp xúc với môi trường tự nhiên, nhờ đó bồ câu mau lớn và ít bị nhiễm bệnh.
Bồ câu nuôi 6 tháng bắt đầu đẻ trứng và tự ấp nở con. Mỗi năm bồ câu mái đẻ 7 - 8 lứa. Với gần 500 con bồ câu mái, bình quân mỗi tháng ông thu từ 200 - 300 cặp bồ câu ra ràng, bán với giá 80.000 - 100.000 đồng/cặp; còn bồ câu thương phẩm có giá từ 60.000 - 80.000 đồng/con. Tính ra mỗi tháng ông thu nhập trên 30 triệu đồng từ tiền bán bồ câu.
Bình luận (0)