Nuôi cá kết hợp làm du lịch
Xã Tiên Hải gồm 16 hòn đảo và 2 đảo chìm, tổng diện tích hơn 283 ha, cách TX.Hà Tiên khoảng 20 km và đảo Phú Quốc 40 km. Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào khai thác và nuôi thủy sản; trong đó, nuôi cá lồng bè trên biển có nhiều tiềm năng, đang được đầu tư phát triển mạnh. Xã hiện có khoảng 100 hộ nuôi hơn 170 lồng bè, chủ yếu là cá bống mú, cá bớp, cá chim, cá chẽm… Năm 2017, sản lượng đạt hơn 400 tấn, mang lại nguồn thu nhập hàng chục tỉ đồng. Đây là năm ngư dân Tiên Hải nuôi cá trúng mùa nhất từ trước đến nay nhờ điều kiện thời tiết, môi trường tự nhiên thuận lợi cộng với việc áp dụng kỹ thuật mới kết hợp kinh nghiệm nuôi truyền thống.
tin liên quan
Cá nuôi lồng bè tăng giá mạnhCũng theo ông Thân, năm 2017 cá nuôi bán được giá hơn mấy năm trước và đầu ra thuận lợi. Giá cá bớp 110.000 - 120.000 đồng/kg, cá bống mú từ 400.000 - 500.000 đồng/kg. Trong hơn 20 lồng bè, 10 bè ông nuôi cá mú, còn lại là cá bớp. Bình quân cứ 100 con cá bán được, sau khi trừ chi phí ông lãi từ 20 triệu đồng trở lên.
Quy hoạch vùng nuôi cá lồng bè
Ông Phan Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND xã Tiên Hải, cho biết địa phương đang quy hoạch nuôi cá lồng bè trên biển theo hướng phát triển ổn định, bền vững; sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra sẽ hình thành vùng nuôi cá lồng bè tập trung, tạo khoảng cách an toàn giữa các bè nuôi, vừa đảm bảo khả năng tự làm sạch môi trường, vừa chủ động ứng phó khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Xã đang xây dựng các mô hình nuôi cá thương phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, phù hợp điều kiện tự nhiên nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm thiểu dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái.
tin liên quan
Khôi phục nghề nuôi cá ba saCũng theo ông Bình, ngoài những thuận lợi trên, nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở xã Tiên Hải vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Đa phần lồng bè còn thô sơ, làm bằng cây gỗ, khả năng chịu sóng gió kém. Con giống chưa đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm, tỷ lệ hao hụt cao. Thức ăn cho cá là các loại cá tạp nên khó bảo quản, dễ gây ô nhiễm môi trường khi nuôi tập trung khiến dịch bệnh xảy ra với tần suất ngày càng cao. Bên cạnh đó, các hộ nuôi cá chưa chú ý tới việc liên kết nhóm và theo chuỗi sản xuất, chủ yếu nuôi tự phát nên hiệu quả kinh tế chưa cao và chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất.
Bình luận (0)