Bắt kịp xu hướng công nghệ để trở thành quốc gia khởi nghiệp
Chưa bao giờ phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như số lượng startup ở Việt Nam tăng trưởng mạnh như hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng từ 8 tới 18 tỉ USD mỗi năm. Song viễn cảnh ấy chỉ có thể xảy ra nếu doanh nghiệp ở Việt Nam đổi mới sáng tạo, bắt kịp những xu hướng công nghệ trên thế giới.
|
Đơn cử như Tân Hiệp Phát, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát tại Việt Nam, năm 2006, bất chấp sự hoài nghi của những người trong ngành, Tân Hiệp Phát đã “liều lĩnh” bỏ ra 300 triệu USD để mang về 10 dây chuyền công nghệ Aseptic từ Đức.
Sự “liều lĩnh” đó đã giúp Tân Hiệp Phát tận dụng được lợi thế công nghệ, liên tục cho ra đời những sản phẩm giải khát có lợi cho sức khỏe đầu tiên trên thị trường.
|
Là một trong số hơn 100 gương mặt trẻ Việt Nam thành công trong lĩnh vực công nghệ trên khắp thế giới được Chính phủ Việt Nam mời về nước, ông Nguyễn Duy Lân, người đồng sáng lập Công ty Veramine tại Mỹ, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ đối với sự phát triển của giới khởi nghiệp Việt Nam.
|
Nói về định hướng trở thành quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam, ông chia sẻ: “Kinh tế của Việt Nam đang phát triển nhanh và phong trào khởi nghiệp đang lớn mạnh. Tâm thế của chúng ta hiện nay giống như một công ty khởi nghiệp. Vì thế, chúng ta phải tập trung các nguồn lực vào những lĩnh vực mà chúng ta có thế mạnh để có thể cạnh tranh trên thế giới. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội cho Việt Nam trong thời gian tới”.
Những điểm nghẽn sau câu chuyện công nghệ
Ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mới chỉ là một mặt của vấn đề. Cũng trong buổi tọa đàm “Năm mới nói chuyện khởi nghiệp” của VOV2, tiến sĩ Võ Trí Thành - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - nhấn mạnh 3 điểm nghẽn mà Việt Nam phải tập trung giải quyết để có thể trở thành một quốc gia hùng cường trong vài chục năm tới.
Thứ nhất, hệ thống đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn do Chính phủ dẫn dắt. Vì thế, Chính phủ phải tạo cơ chế, thực hiện các giải pháp để khối doanh nghiệp trở thành động lực dẫn dắt hệ thống đổi mới sáng tạo.
“Các trung tâm nghiên cứu và triển khai phải là thành phần cốt lõi của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia”, ông Thành lập luận.
|
Khả năng tạo đột phá, cải cách của hệ thống giáo dục - đào tạo là vấn đề thứ ba. Ông Thành nhận định hệ thống giáo dục cần chú ý tới hai khía cạnh trong nỗ lực cải cách: tiêu chuẩn quốc tế đối với nguồn nhân lực nói chung và khả năng tiếp cận đường biên tri thức tốt nhất của nhân loại đối với tầng lớp tinh hoa.
“Đây là những trở ngại và điểm nghẽn mà Chính phủ Việt Nam đang phải suy nghĩ tìm ra đường hướng giải quyết, để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng cường trong vài chục năm tới”, ông Thành nhấn mạnh.
Bình luận (0)