Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2017-2020 vừa được phê duyệt, trong đó đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỉ đồng, tăng 70% so với mức vốn điều lệ hiện tại (11.659 tỉ đồng).
Vinachem xây dựng kế hoạch, phương án và lộ trình thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ giai đoạn 2018-2019. Sau cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, đề án tái cơ cấu Vinachem cũng đặt kế hoạch sắp xếp các công ty do Tập đoàn sở hữu vốn.
tin liên quan
Vinachem phải tự trả nợ dự án Đạm Ninh BìnhNgoài Vinachem, phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải vừa chính thức trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất lựa chọn hình thức cổ phần hóa là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 13.916 tỉ đồng (tương đương 1,391 tỉ cổ phần mệnh giá 10.000 đồng), trong đó cổ đông Nhà nước sở hữu 904,5 triệu cổ phần, tương đương 65% vốn điều lệ.
Ngoài số cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên, Vinalines sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược khoảng 30% vốn điều lệ. Phần số cổ phần còn lại khoảng 67,324 triệu cổ phần, tương đương 4,84% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần.
Trước đó, vào đầu tháng 12.2017, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ - Vinalines tại thời điểm 31.12.2016 là 18.094,9 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 11.946 tỉ đồng.
Bình luận (0)