Đó là cơ hội được các chuyên gia chỉ rõ tại hội thảo “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Triển vọng và rủi ro với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam” do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chức sáng 24.10.
Nhiều mặt hàng tiêu dùng có cơ hội lớn
tin liên quan
Thận trọng tìm cơ hội xuất khẩu vào thị trường MỹHoặc sản phẩm vali túi xách của Trung Quốc đang xuất khẩu vào Mỹ khoảng 7 tỉ USD và dự báo sau khi bị áp thuế thì kim ngạch giảm xuống dưới 5 tỉ USD. Trong khi đó, Việt Nam đang xuất khẩu nhóm sản phẩm này vào Mỹ trị giá khoảng 1,14 tỉ USD và hàng này cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm từ Trung Quốc. “Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này sang Mỹ sẽ hưởng lợi. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng cho thị trường nội địa sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh hơn từ hàng Trung Quốc nhập vào”, ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Siết hàng chuyển tải từ Trung Quốc
|
Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 có thặng dư xuất khẩu vào Mỹ, chỉ sau Trung Quốc, EU, Mexico và Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc, EU và Mexico đều đã bị Mỹ thực hành chính sách áp thuế nhập khẩu. Nhật Bản cũng đang chịu sức ép để đàm phán thương mại với Mỹ nếu không sẽ bị nước này áp thuế đối với xe ô tô.
Vì vậy theo ông Nguyễn Xuân Thành, rủi ro lớn hiện nay là việc hàng Trung Quốc chuyển tải sang Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ nhằm tránh thuế trừng phạt. Hoạt động này có thể là xuất nhập đơn giản hay thông qua hoạt động chế biến giả tạo của doanh nghiệp nội địa hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN. Nếu không được kiểm soát và ngăn chặn thì đó có thể trở thành cớ để Mỹ trừng phạt Việt Nam. Chẳng hạn vừa qua thép Việt Nam nhưng có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị Mỹ áp thuế đến 450% (gồm thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng). “Một khi cơ quan thương mại Mỹ phát hiện ra thì các doanh nghiệp bị trừng phạt là ở Việt Nam. Không chỉ riêng doanh nghiệp mà là cả nhóm sản phẩm. Nếu bị Mỹ đánh thuế trừng phạt, tác động đến nền kinh tế Việt Nam sẽ tiêu cực hơn rất nhiều so với các nước trên”, ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.
TS Trần Du Lịch, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cũng khuyến cáo để nắm bắt được cơ hội ở thị trường Mỹ đồng thời giữ vững được thị trường trong nước, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để có giá thành cạnh tranh. Đặc biệt theo ông Lịch, các doanh nghiệp không nên vì lợi ích cá nhân mà làm hại cả đất nước. Ngay cả trong các Hiệp định thương mại đã ký kết, các ưu đãi đều có điều kiện ràng buộc về xuất xứ hàng hóa, tỷ lệ nội địa hóa… Do đó, Nhà nước cần ban hành các chuẩn mực để kiểm tra và tự mình kiểm tra về các tiêu chí trên để tránh rủi ro về sau. Cuộc chiến thương mại có thể còn nhiều bất ngờ nên điều quan trọng là Việt Nam phải chọn cách thích nghi, giảm thiểu các tác động có hại chứ không chỉ chăm chăm tìm kiếm lợi ích theo kiểu “ngư ông đắc lợi” mà có thể gặp rủi ro.
Đánh giá tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến thị trường tiền tệ, ông Nguyễn Xuân Thành phân tích: Đồng NDT xuống giá nhanh, từ mức 6,3 NDT/USD vào cuối tháng 3 lên 6,9 NDT/USD vào đầu tháng 10, tức là mất giá 9,5%. Việc NDT xuống giá so với USD có nghĩa là VND lên giá so với NDT. Điều này tạo ra sức ép tỷ giá giữa VND và USD. Với dự trữ trên 63 tỉ USD hiện nay, NHNN hoàn toàn có thể can thiệp mạnh để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, nếu quá cứng nhắc và chiến tranh thương mại còn leo thang nữa thì đến lúc buộc phải điều chỉnh thì mức điều chỉnh sẽ lớn và gây xáo trộn trên thị trường. Có thể hiểu động thái điều chỉnh tỷ giá USD/VND vừa qua của NHNN là dựa theo tín hiệu của thị trường và căn cứ vào những tác động từ bên ngoài. Theo đó, chính sách tỷ giá nên theo hướng không để VND lên giá hay xuống giá quá nhiều so với mức bình quân của 8 đồng tiền là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam (USD, EUR, NDT, JPY, KRW, TWD, SGD và THB). Tính tới cuối tháng 8, so với rổ 8 đồng tiền này, VND mới chỉ lên giá 0,76% kể từ đầu năm. |
Bình luận (0)