Viettel là hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ cao

04/07/2020 14:25 GMT+7

Ngày 2.7.2020, phát biểu tại ĐH Đảng bộ Viettel, Thượng tướng Trần Đơn chỉ đạo Viettel cần “tạo ra mô hình kinh doanh với ưu thế vượt trội về công nghệ và sản phẩm, giữ vững vị trí số 1 về viễn thông và CNTT”.

Viettel đã đưa viễn thông - CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng bộ Viettel đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng hàng năm cao, giữ vững là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam.
Đến hết năm 2020, doanh thu của Viettel ước đạt 264.016 tỉ đồng, tăng 18,5% so với đầu nhiệm kỳ. Trong 5 năm, Viettel đã tạo ra hơn 1,2 triệu tỉ đổng (tương đương tổng thu ngân sách Việt Nam năm 2019). Viettel luôn là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về nộp ngân sách với mức trung bình khoảng 40.000 tỉ đồng mỗi năm.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thượng tướng Trần Đơn tham dự và phát biểu tại Đại hội

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thượng tướng Trần Đơn tham dự và phát biểu tại Đại hội

Trong nhiệm kỳ, Viettel đã đưa viễn thông - công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi lĩnh vực của đời sống, tạo ra sự bùng nổ lần thứ 2 trong lịch sử ngành viễn thông - CNTT Việt Nam. Viettel đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phát triển sản phẩm, dịch vụ viễn thông và hạ tầng mạng lưới, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đơn vị tiên phong trong xây dựng hạ tầng viễn thông và CNTT đáp ứng yêu cầu lộ trình chuyển đổi số đã đề ra.

Viettel hình thành hai mũi nhọn là hạt nhân đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

Các cấp ủy, tổ chức đảng trong tập đoàn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tâp trung vào những dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp công nghệ cao. Trong 5 năm qua, Viettel từng bước hình thành nền móng công nghệ cao với 2 mũi nhọn là công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp điện tử viễn thông với việc nghiên cứu, làm chủ hơn 40 dòng sản phẩm thuộc 10 ngành vũ khí trang bị trên nhiều lĩnh vực (radar, tự động hóa chỉ huy điều khiển, thông tin quân sự, tác chiến điện tử, mô hình mô phỏng, tác chiến không gian mạng, máy tính quân sự, thiết bị bay không người lái…).
Đại hội Đảng bộ lần thứ X là sự kiện quan trọng nhất của Tập đoàn trong năm 2020

Đại hội Đảng bộ lần thứ X là sự kiện quan trọng nhất của Tập đoàn trong năm 2020

Viettel đã chủ động nghiên cứu, xây dựng được các công cụ giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ người dùng internet, bảo vệ các hệ thống và chủ quyền số quốc gia. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ AI trong lĩnh vực xử lý tiếng nói, xử lý ngôn ngữ và xử lý hình ảnh đảm bảo an ninh thông tin.

Tiên phong kiến tạo xã hội số và là hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ cao

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Viettel đặt mục tiêu chuyển đổi từ công ty cung cấp dịch vụ viễn thông thành công ty cung cấp dịch vụ số, tăng trưởng doanh thu sang các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo ra mô hình kinh doanh mới với ưu thế vượt trội về công nghệ và sản phẩm, giữ vững vị trí số 1 về lĩnh vực viễn thông và CNTT trong nước. Bên cạnh đó, tham gia là hạt nhân trong xây dựng tổ hợp công nghiệp công nghệ cao, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vũ khí, trang thiết bị khí tài chiến lược phục vụ QPAN; các sản phẩm lưỡng dụng trên nền tảng công nghệ quân sự, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, thiếu tướng Lê Đăng Dũng

Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, thiếu tướng Lê Đăng Dũng

Đến dự Đại hội, đồng chí Thượng tướng Trần Đơn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo: “Trong giai đoạn 2020-2025, Viettel cần tập trung xây dựng Chiến lược phát triển tập đoàn, thực hiện chuyển dịch chiến lược sang mạng 5G, tăng cường chỉ đạo chuyển dịch số, tạo ra mô hình kinh doanh với ưu thế vượt trội về công nghệ và sản phẩm, giữ vững vị trí số 1 về lĩnh vực viễn thông và CNTT trong nước; không ngừng tăng trưởng doanh thu và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Lãnh đạo Tập đoàn trở thành đơn vị đi đầu cả nước trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số; thực sự là mô hình mẫu mực, hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp quân đội”.
Viettel đã chuyển dịch từ mạng thông tin băng rộng sang siêu băng rộng, phát triển các dịch vụ viễn thông trên nền tảng công nghệ 4G; chính thức phát sóng mạng 5G và hạ tầng kết nối vạn vật (IoT); chuyển dịch từ thuê hạ tầng phần cứng của trung tâm dữ liệu sang kinh doanh giải pháp tổng thể, trọn gói dựa trên nền tảng điện toán đám mây (cloud).
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, tập đoàn đã khai trương và chính thức cung cấp dịch vụ tại 2 thị trường (Burundi và Tanzania), ra quyết định đầu tư, triển khai kinh doanh tại Myanmar, nâng tổng số Viettel đầu tư lên 10 nước với quy mô 255,5 triệu dân.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.