Theo các chuyên gia, xi măng là ngành khai thác tài nguyên không tái tạo, xuất khẩu nhiều sẽ làm cạn kiệt tài nguyên. Bên cạnh đó, đây còn là ngành gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều năng lượng nên tác động đến môi trường rất lớn.
Chính vì vậy vài năm gần đây các nước đều hạn chế sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này bằng việc tăng các loại thuế liên quan như: thuế môi trường, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu… Cụ thể nhất là Trung Quốc cắt giảm sản lượng mạnh mẽ và trở thành nước nhập khẩu xi măng từ Việt Nam.
|
Để đạt kết quả xuất khẩu 1,2 tỉ USD nói trên, từ ngày 1.2.2018, thuế xuất khẩu xi măng được áp dụng mức 0% và được hoàn thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt, mới đây ngày 12.12.2018, Bộ Xây dựng đã có công văn trả lời Bộ Tài chính về việc khẳng định clinker không phải là tài nguyên khoáng sản. Điều này cũng tháo gỡ một số vướng mắc về thuế và hải quan cho ngành xi măng.
tin liên quan
Giảm thuế, xi măng ào ào 'chảy' sang Trung QuốcTheo VNCA, nhiều DN sản xuất xi măng không kiểm soát được việc phát thải ra môi trường. Liên tục có nhiều đơn vị vi phạm các yếu tố đảm bảo môi trường, bị người dân phản đối, thậm trí dẫn đến bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động để khắc phục.
Xi măng là ngành có khả năng tự động hóa khá cao, nhưng số lượng nhân công còn lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước. Nhân sự có nhiều biến động, thiếu tính ổn định dẫn đến việc vận hành, quản trị, thực thi chiến lược… không dài hạn, bền vững.Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp xi măng được cho là chậm cập nhật các kiến thức quản trị mới. Lo sản xuất kinh doanh nên ít có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, mạnh dạn áp dụng các phương thức quản trị hiện đại, tiên tiến. Dẫn đến nhiều khâu chồng chéo, thiếu hiệu quả.
Trong bối cảnh cạnh tranh, ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp cần có sự hiệu chỉnh cần thiết trong quản trị, mạnh dạn xóa bỏ cái cũ, cập nhật cái mới, minh bạch hóa thông tin…
Bình luận (0)