“Khát” đất sản xuất
Năm 2015, chính quyền đã vận động người dân từ một số địa phương khác lên định cư tại khu vực Khe Trổ. Khi đó, một trong những lý do để thu hút dân đến vùng đất mới, là lời hứa ngoài việc cấp đất ở (500 m2/hộ), còn được cấp thêm 2 ha đất sản xuất. Nhưng thực tế, ngoài việc được hưởng hỗ trợ 15 triệu đồng, bao gồm 12 triệu đồng tiền dựng nhà, 3 triệu đồng tiền ăn 6 tháng… những người dân nơi đây chưa nhận được thêm gì.
Ngồi trong ngôi nhà tạm bợ, anh Hồ Văn Trinh (31 tuổi) ngao ngán nói : “Sống ở rừng mà không có đất, nên chúng tôi buộc phải đi bóc vỏ tràm thuê, mỗi ngày kiếm hơn trăm ngàn...”. Dạo một vòng quanh Khe Trổ, những tiếng thở dài về cơn “khát” đất sản xuất càng nhiều. Anh Hồ Văn Nhật (36 tuổi) tâm sự rằng lấy vợ muộn chưa có con, nên dự định có đất thì mới tính chuyện con cái, không thì con sinh ra sẽ khổ. “Lấy gì mà ăn?”, anh Nhật tự hỏi.
Ở đây đã bắt đầu có những ngôi nhà hoang. Anh Hồ Văn Thân, cán bộ địa chính xã Vĩnh Hà cho biết, do không đủ kiên nhẫn, nhiều hộ đã bỏ về nơi ở cũ. “Những ai lỡ vay tiền làm nhà bê tông đành phải cố bám trụ nhưng tình hình này kéo dài không biết lúc nào họ buông tay”, anh Thân cho hay.
Không còn đất để cấp
Đó là thừa nhận của chủ đầu tư dự án định canh định cư tập trung Khe Trổ, là Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị. Ông Lê Văn Quyền, Trưởng ban, cho biết dự án được lập từ năm 2008, với tổng đầu tư gần 19 tỉ đồng. Theo đó, mỗi hộ dân sẽ được cấp đất ở và 2 ha đất sản xuất. Năm 2015 - 2016 người dân bắt đầu vào khu tái định cư để sinh sống, mà theo ông Quyền là do tính cấp bách muốn T.Ư rót vốn sớm nên chính quyền cứ đưa dân vào ở trước rồi tính tiếp đất sản xuất. “Lúc đó cũng nghĩ đơn giản là đất rừng mênh mông nên việc cấp đất sản xuất cho dân sẽ dễ dàng. Không ngờ sau vài năm giá rừng tăng, công ty lâm nghiệp được cấp đất trồng rừng hết, nên giờ không còn đất trống để cấp cho dân…”, ông Quyền nói.
Ông Quyền cũng cho hay đơn vị đã nhiều lần đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường tham mưu với UBND tỉnh Quảng Trị thu hồi hơn 100 ha đất của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bến Hải để giao lại cho dân Khe Trổ, nhưng phía công ty cho rằng họ đã được cấp sổ đỏ và đang trồng rừng nên muốn thu hồi thì phải có quyết định và đền bù thỏa đáng.
tin liên quan
Ở nơi sơn cùng thủy tậnĐể giải quyết vấn đề trên, tháng 10.2017, ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đã chỉ đạo các cấp liên quan chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu do cơ quan, địa phương quản lý chuyển đổi sang rừng sản xuất giao cho UBND xã Vĩnh Hà quản lý tại tiểu khu 558, cấp cho 50 hộ tại khu tái định cư Khe Trổ, hoàn thành trước ngày 15.12.2017.
Thế nhưng, đến tháng 3.2018, ông Võ Văn Sanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà, nói: “Những kiến nghị và những lời kêu cứu của dân chúng tôi chuyển lên trên liên tục nhưng chưa có chuyển biến nào đáng kể”.
Bình luận (0)