Tại sao không nên uống cà phê khi bụng đói?

Ngọc Lam
Ngọc Lam
24/07/2019 04:25 GMT+7

Đối với nhiều người, cà phê là một thứ thiết yếu hằng ngày. Cà phê mang đến nhiều lợi ích của nó như ngăn chặn thiệt hại ADN...

Tuy vậy, uống cà phê khi bụng đói, hoặc sáng sớm trước khi ăn sáng, có thể làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, theo Reader.
Sáng thức dậy, cơ thể bắt đầu tiết ra cortisol, loại hoóc môn chịu trách nhiệm điều chỉnh phản ứng miễn dịch, trao đổi chất, phản ứng căng thẳng, bác sĩ Nikola Djordjevic ở Mỹ cho biết. 
Nếu "bơm" cơ thể bằng caffeine khi cortisol đang ở đỉnh cao, chúng ta sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng nhiều hơn. Một nghiên cứu thí điểm đánh giá sở thích của đồ uống chứa caffein ở sinh viên y khoa cho thấy có 25% sinh viên uống cà phê vào buổi sáng khi bụng đói, theo Reader.
Những sinh viên này có nguy cơ thay đổi tâm trạng và có thể tác động lâu dài đến sức khỏe của họ là do cà phê kích thích a xít trong bụng, tạo ra một môi trường a xít hơn.
Bác sĩ Jamie Long, nhà tâm lý học lâm sàng tại Mỹ, cho biết uống cà phê khi bụng rỗng có thể làm tăng các tác dụng kích thích trong bụng trong khi bụng không có thức ăn để hấp thụ. Vì vậy, bụng no là rất quan trọng để hạn chế lượng a xít dạ dày được sản xuất, theo Reader.
Vì cà phê kích thích a xít dạ dày, bạn có khả năng bị ợ nóng và thậm chí mắc loét dạ dày, bác sĩ Djordjevic nói. Rõ ràng, uống cà phê khi bụng đói ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Nó cũng gây căng thẳng về sức khỏe tâm thần. Việc sản xuất quá mức a xít trong dạ dày có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng, bồn chồn, run rẩy và các triệu chứng nghiện khác, bác sĩ Djordjevic nói.
Ngoài ra, đã có những nghiên cứu liên kết a xít dạ dày với sự lo lắng và trầm cảm.
Đặc biệt khi uống nhiều cà phê lúc bụng rỗng, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine bắt chước các triệu chứng lo âu và thậm chí là các cơn hoảng loạn. Các triệu chứng có thể bao gồm bồn chồn, run rẩy, mặt đỏ bừng và nhịp tim tăng tốc, theo Reader.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.