• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Tai to mặt lớn…

11/01/2016 03:58 GMT+7

Nếu không có sở hữu được đôi tai cân đối đẹp tự nhiên, bạn cũng khỏi lo đi. Với công nghệ hiện đại ngày nay, công cuộc biến cho đôi tai trở nên hoàn hảo đã nằm trong tầm tay, miễn bạn “rủng rỉnh” ngân khố.

Bài: Trần Lệ Thủy.

 

Phẫu thuật thẩm mỹ tai dành cho đối tượng nào?

Theo TS.BS Lê Tấn Hùng, phẫu thuật thẩm mỹ cho tai được chia thành hai trường hợp, trường hợp tai bất thường do bẩm sinh hoặc tai nạn, và trường hợp tai bình thường. 

 

shutterstock 182584367

 

Tai bất thường là gì?

Bất thường về hình dạng do bẩm sinh có thể gặp như tai vểnh, tai vẹo, tai dẹt, tai nhỏ, biến dạng hoặc chấn thương làm mất một phần hay toàn bộ tai ngoài. Những trường hợp này đều có thể thực hiện thẩm mỹ để cải thiện dị tật bằng cách tạo hình cho tai hoặc làm tai giả.

 

Chất liệu sụn tự thân và silicon hiện đang được sử dụng trong phẫu thuật?

Đúng. Tùy mức độ dị tật và đặc điểm của tai, sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp tạo hình thẩm mỹ phù hợp. Để tạo hình cho tai, hiện nay ở các bệnh viện lớn, bác sỹ thẩm mỹ có thể thực hiện theo 2 phương pháp, tạo hình cho vành tai bằng cách lấy sụn sườn của bệnh nhân và tạo hình bằng silicon.

 

otoplasty-ear-setback-indianapolis-dr-barry-eppley3

 

Phương pháp tạo hình cho tai bằng sụn sườn thường kéo dài thời gian và chi phí cao?

Đúng! Vì đây là một phương pháp phải trải qua nhiều giai đoạn và phức tạp. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn sườn của bệnh nhân để cấy vào vạt da ở phần tai, sau đó nâng và tạo hình vành tai. Với trường hợp không có ống tai, sẽ tạo hình vành tai trước rồi mới tạo hình ống tai. Cuộc phẫu thuật sẽ tiến hành trong nhiều giờ. Đây là cuộc đại phẫu nên bệnh nhân sẽ được thử máu, kiểm tra máu và phản ứng thuốc tê. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê. Phương pháp này phải trải qua nhiều giai đoạn, tiến hành nhiều lần để lấy sụn sườn, cấy vào da tai, tạo hình tai… Do vậy, có thể kéo dài đến 1 hoặc nhiều năm, chi phí tổng cộng có thể lên đến 30 – 40 triệu.

 

Phẫu thuật tạo hình cho tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác?

Sai. Vành tai có cấu trúc chủ yếu là sụn và da. Vì thế sau khi phẫu thuật, vết thương sẽ nhanh chóng phục hồi, chỉ sau 7 - 10 ngày, có thể cắt chỉ. Việc phẫu thuật sẽ không ảnh hưởng tới khả năng hứng âm, thính giác. 

 

Người phẫu thuật tai dễ bị hoại tử ở phần da vành tai?

Cả đúng và sai. Như tất cả các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tạo hình tai có thể gặp một số biến chứng nhưng tỷ lệ không nhiều. Chẳng hạn như phần vạt da vành tai có thể bị hoại tử do máu nuôi không tốt, do cơ thể phản ứng với chất liệu đặt vào. Bị biến chứng nhiễm trùng tại vành tai hoặc vùng lấy sụn do cuộc mổ kéo dài, ...

 

Có để lại sẹo?

Đúng! Có thể gây sẹo lồi ở cả hai vùng. Nguyên nhân gây sẹo lồi rất khó xác định, có thể do cơ địa, do vết thương bị kích thích liên tục. 

 

Người bị tai vểnh có thể chỉnh lại? 

Đúng! Với trường hợp tai vểnh, bác sĩ sẽ tạo hình cho tai để tai khép lại bằng phẫu thuật đơn giản, chi phí khoảng 10 - 15 triệu đồng/ đôi tai.

 

Otoplasty-for-the-summer

 

Tiêm thuốc làm đầy giúp trái tai nhỏ thành tai to? 

Đúng! Trường hợp này bạn có thể nên chọn 1 trong 2 cách: tiêm thuốc làm đầy cho trái tai to ra với mức phí  khoảng 4 - 5 triệu. Hoặc bác sỹ sẽ di chuyển da ở các vùng bênh cạnh về trái tai, chi phí khoảng 8 - 10 triệu. Trường hợp tai bình thường không bị biến dạng nhưng do đeo bông tai lâu ngày, lỗ tai to ra sẽ được tiến hành khâu nhỏ lại. 

 

Ngoài sụn tự thân thì silicon được sử dụng nhiều trong phẫu thuật tạo hình tai?

Đúng! Bác sĩ có thể dùng vành tai nhân tạo bằng silicon. Vành tai silicon sẽ được gắn vào tai của bệnh nhân.

 

Chất liệu silicon có giá thành thấp hơn, thời gian nhanh hơn so với sụn tự thân?

Đúng! Tạo hình vành tai bằng phương pháp silicon có thời gian nhanh hơn (chỉ vài ngày) và chi phí cho phương pháp này chỉ tầm từ 5 - 10 triệu. 

 

MacrotiaObliqueArrows

 

Nhưng gắn silicon này phải « tu sửa » nhiều do sự co giãn?

Silicon gắn vào vành tai không trực tiếp gắn và cơ thể nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên silicon có thể bị biến dạng, co giãn khiến vành tai không còn tự nhiên, sau khoảng 2 -  3 năm phải tiến hành tu sửa. Tùy cơ địa, cách chăm sóc mà thời gian lâu hay mau phải thực hiện lại tạo hình tai. Nếu so sánh về chất lượng, phương pháp tạo hình tai bằng sụn sườn tự thân có kết quả tốt hơn. 

 

Ai cũng có thể phẫu thuật tạo hình tai?

Sai. Phẫu thuật này chỉ dành cho người từ 16 tuổi trở lên. Những bệnh nhân mắc tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp đang bị nhiễm trùng không được phẫu thuật. Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo sức khỏe tốt. 

 

Va chạm nhiều vào vùng tai sau khi phẫu thuật dễ bị hoại tử ?

Đúng! Sau khi phẫu thuật, tránh để tai tiếp xúc với nước trên 5 ngày, luôn giữ vết thương khô. Tránh va chạm nhiều vào vùng tai vì nếu tác động có thể gây nhiễm trùng, hoại tử vạt da. Tuân thủ đúng ngày tháo băng của bác sỹ, không tự tiện tháo băng vì da có thể bị bong. 

 

 

Sụn tai thường dễ bị nhiễm trùng gây biến dạng nên khi phẫu thuật, hãy lựa chọn bác sỹ có uy tín, có kinh nghiệm. Nếu nhiễm trùng do vật ghép, bác sỹ sẽ lấy vật ghép ra ngay và đợi hết nhiễm trùng mới có thể thực hiện lại, tái tạo vạt da mới. Việc thẩm mỹ không phải bao giờ cũng mang lại kết quả như ý muốn, cần hiểu rõ và chuẩn bị tâm lý. Nên trao đổi với bác sỹ mục đích thẩm mỹ là tái tạo thẩm mỹ hay chức năng và nắm rõ, hiểu biết từng bước giai đoạn thực hiện, tránh bị sốc tâm lý.

 

 

Top
Top