Nhưng những năm qua, người dân mạnh ai nấy khai thác theo kiểu tận diệt, chưa có cách bảo vệ loài cây quý này.
Theo anh A Lang (32 tuổi), người Mơ Nâm, cán bộ kỹ thuật Phòng NN-PTNT H.Kon Plông, xưa rừng Kon Plông mọc dày đặc chè dây, nhưng do khai thác bừa bãi và nạn làm nương rẫy, thay đổi trồng rừng nên cây chè dây không còn phong phú như trước. Anh A Lang nói, khi địa phương giao cho 37 hộ đất sản xuất ở xã Măng Cành, H.Kon Plông, những hộ nhận đất đã phát chặt sạch cây chè dây. Bên cạnh đó, cách khai thác cây chè dây của đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng cũng không theo quy cách gì. Những ai muốn mang về uống thì chặt ít, những ai muốn khai thác để bán thì mỗi ngày chặt vài chục ký, họ chặt tận gốc.
Ông Võ Đình Viết, Trưởng phòng NN-PTNT H.Kon Plông cho biết, người Mơ Nâm địa phương vẫn sử dụng chè dây để chữa viêm loét dạ dày, giải độc gan, giải rượu bia... Mặc dù chính quyền địa phương đã khuyến cáo nhưng người dân vẫn khai thác ồ ạt, chưa có ý thức bảo tồn. Tại các làng, giá bán chè dây rất rẻ: cây tươi khoảng 5.000 đồng/kg; khô 40.000 đồng/kg.
"Trước nguy cơ cây chè dây bị khai thác ồ ạt, huyện đã đưa vào diện khoanh vùng, bảo tồn và phát triển 35 ha cây chè dây ở xã Măng Cành, nằm ở tán rừng ở các tiểu khu 271, 474 và 478. Huyện cũng đang khuyến khích các tổ chức và cá nhân xây dựng cơ sở để trồng, bảo tồn cũng như sơ chế loài cây này", ông Viết cho biết.
Theo PGS-TS Vũ Nam (Bệnh viện Y học cổ truyền T.Ư) và GS-TSKH Nguyễn Khánh Trạch (Trường Đại học Y Hà Nội), cây chè dây có tác dụng kháng viêm và giải độc mạnh; sử dụng không có tác dụng phụ nào. Chè dây có hiệu quả đặc biệt với các bệnh lý về dạ dày; diệt và làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (khuẩn HP); làm giảm đau nhanh nhờ cơ chế trung hòa a xít; giúp làm liền các vết loét và người bệnh sẽ giảm các cơn đau chỉ sau 8 - 9 ngày sử dụng. Cây chè dây còn làm mát gan, an thần, không gây ảnh hưởng đến cơ chế đào thải của gan, rối loạn giấc ngủ; nhờ dược chất flavonoid nên có tác dụng mạnh trong việc giải độc gan.
|
Bình luận (0)