Tận diệt chim trời để… làm mồi nhậu
|
“Chợ đặc sản”
Theo người dân địa phương, khu chợ này hình thành từ hàng chục năm nay. Trong số những loài động vật hoang dã (ĐVHD) được bày bán công khai tại đây thì vào thời gian này, các loài chim trời xuất hiện nhiều vô số kể. Trên đoạn đường khoảng 500 m có đến hơn 10 điểm buôn bán chim trời. Các loại chim trời như cu đất, cu xanh, cúm núm, ốc cao... chen chúc trong các lồng nhốt chồng lên nhau, số khác bị dốc ngược đầu móc lơ lửng trước cửa tiệm.
Vừa tấp xe vào một tiệm ven con đường này, chúng tôi được bà T. đon đả hướng dẫn chọn “đặc sản”. Chỉ vào những con chim được cột chân chùm vào nhau treo trước tiệm, bà T. giới thiệu: “Ở đây món nào cũng nhậu bén, cúm núm mùa này con nào con nấy mập thùi lụi. Cứ 3 con là 1 kg, giá 350.000 đồng/kg, chim quốc 80.000 đồng/con. Nếu mua thì chị nhổ lông giùm luôn về nhà tha hồ mà rô ti hoặc nấu cháo”.
Vừa nói bà T. vừa nhổ lông gần 30 con chim cúm núm và ốc cao đang nằm run rẩy cho khách. “Phải nhổ sống (không cần nhúng nước sôi - PV) vừa nhanh mà thịt chim khi nấu nướng mới ngọt, ngon được”, bà T. lý giải. Thỉnh thoảng tiếng kêu “chíp chíp” yếu ớt của những con chim nhỏ trong lòng bàn tay bà T. giữa lúc bộ lông chúng bị nhổ xoành xoạch. Trung bình 1,5 - 2 phút là một con chim bị nhổ trụi lông. Một số con đã được nhổ sạch lông được bà T. ném sang một bên nằm lăn lóc, trần trụi dưới sàn, thân mình thoi thóp và máu me be bét.
|
Ông B. còn hồ hởi cho biết hầu hết những con chim này được bẫy ở các khu rừng khu vực biên giới Tây Ninh, sát biên giới Campuchia và ở miền Tây chuyển lên. Theo ông, trước đây khi chim còn nhiều, trung bình mỗi ngày, các tiệm ở đây có hàng đều, bán từ 10 - 15 kg (60 - 100 con chim cúm núm, ốc cao hay quốc)/ngày, thậm chí đến 20 - 30 kg. Bây giờ có ngày chỉ lấy được tầm 8 - 10 kg/ngày nên không đủ mà bán.
Anh Nguyễn Văn Bình (39 tuổi, ngụ xã Thanh Điền, H.Châu Thành) cho biết: “Những con chim này trước đây nhiều lắm, ra đồng là thấy. Còn bây giờ người ta tìm đủ cách bắt bằng được để làm thịt. Tương lai không xa, những chim này rồi cũng sẽ quý như những con chim có trong sách đỏ bây giờ thôi”.
Không thể dẹp được (!?)
Nói về hoạt động của khu “chợ” chim, ông Ngô Thanh Hào, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Điền (H.Châu Thành, Tây Ninh), giải thích trước đây những hộ này đến cất tiệm tạm, lấn luôn cả hành lang QL22B để bán chim trời. “Địa phương đã nhiều lần nhắc nhở, xử lý, sau đó tình trạng mua bán đã lắng xuống một thời gian nhưng gần đây lại tái diễn. Chúng tôi cũng kiến nghị ngành kiểm lâm tăng cường phối hợp và xem xét những quy định, chế tài nặng để xử lý dứt điểm”, ông Hào nói.
Trả lời Thanh Niên, ông Mang Văn Thới, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, cho hay: “Hiện nay tình trạng chim trời bị săn bắt, giết thịt là thực tế diễn ra hằng ngày nhất là vùng sâu, vùng xa. Mặc dù thời gian gần đây, tình trạng này có giảm do công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhưng vẫn đang tiếp diễn”.
Ông Thới nhìn nhận tại khu vực cầu Nổi, tình trạng chim trời được bày bán làm mồi nhậu rất nhiều, song việc xử lý gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân, theo ông Thới, do quy định của pháp luật còn nhiều bất cập. “Một số loài ĐVHD không thuộc danh mục quý hiếm được Chính phủ quy định và không có tên trong danh mục quy định động vật thông thường do Bộ NN-PTNT quy định. Cho nên khi phát hiện người dân bày bán, muốn xử lý được thì cơ quan chức năng phải chứng minh các loài này có nguồn gốc săn bắt từ rừng, điều này rất khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho những điểm buôn bán ĐVHD tồn tại nhiều năm nay mà không xử lý được.”, ông Thới lý giải.
Trả lời Thanh Niên, bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV - một trong những tổ chức đầu tiên tại VN chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, trụ sở tại Hà Nội), cho biết: “ENV kêu gọi các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng săn bắt, nuôi nhốt, và buôn bán ĐVHD trên địa bàn. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, đặc biệt là các quy định về ĐVHD đến người dân và các hộ kinh doanh cũng như định hướng họ kinh doanh các mặt hàng hợp pháp theo quy định của pháp luật để tránh các hậu quả không đáng có với bản thân và gia đình”, bà Hà khẳng định.
Những người khoe với công chúng hình giết thịt chim quý, giết thịt khỉ trên mạng, thể hiện sự đắc chí với hành động của mình. Nhưng nhìn từ góc độ văn hóa, đặc biệt là cái nhìn ngày nay của thế giới, đó là một hành động rất phản cảm. Nó là sát sinh, và với chim thú quý đó còn là vi phạm pháp luật.
Từ thế kỷ 20, những phong trào bảo vệ ĐVHD đã lên rất cao, với sự tham gia của nhiều diễn viên lớn, người nổi tiếng. Họ đã có những đợt tẩy chay sản phẩm từ động vật, chẳng hạn nói không với đồ may mặc bằng lông thú... Tuy nhiên, ở ta vẫn có những hành động hãnh diện hồn nhiên về tội ác mà nhân loại đã rất lên án. Nhiều người đi đây đi đó mà vẫn “ôm ấp” những chuẩn Trung cổ rất dã man. Đó là điều đáng lên án nhất.
Những hành vi này rất liên quan việc nhà quan chức bày biện những cặp sừng thú, hay những bộ bàn ghế bằng gỗ quý rất lớn. Còn ở nhiều nước, những cặp ngà voi, ngay cả những cặp ngà voi được biếu chính thức đi nữa người ta cũng đã giấu đi, bỏ đi, hiến cho bảo tàng. Tức là tầm nhìn và thị hiếu của người VN hiện nay vẫn còn lạc hậu, thậm chí còn ở trình độ dã man.
Phải nói thẳng quan chức mà còn bày sừng voi ở nhà, hay chữa bệnh thì dùng sừng tê, do đó khuyến khích những vụ săn bắt trộm và buôn lậu sừng tê ở châu Phi về thì đều là như thế.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
(Trinh Nguyễn ghi)
|
Chấn chỉnh ở chợ chim Thạnh Hóa
Cũng theo ông Tạo, khu chợ này trước đây tự phát, lúc đầu chỉ mua bán khoai củ, sau bán ĐVHD như rùa, rắn, chim, chuột. Toàn khu chợ hiện có 54 hộ kinh doanh, trong đó có 36 hộ bán chim, chuột, còn lại bán các loại nông sản khác. Qua kiểm tra có 11 hộ dân nuôi le le, chim trích cho ấp trứng nhưng không đăng ký.
Hoàng Phương
|
Bình luận (0)