Vừa qua, Tăng Thanh Hà thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng khi công khai khoảng thời gian khó khăn. Nữ chính Bỗng dưng muốn khóc tiết lộ trong suốt 3 năm qua, cô không thở tốt, gặp nhiều triệu chứng như ho, viêm họng và luôn trong trạng thái mệt mỏi |
fbnv |
Suốt 3 năm, nữ diễn viên chật vật thử đủ các phương pháp chữa trị. Cô cũng đã uống rất nhiều thuốc, detox, các phương pháp kiêng ăn với hy vọng một phép màu sẽ đến với mình. Căn bệnh này cũng là nguyên nhân khiến cô sụt cân trầm trọng. Thậm chí, Tăng Thanh Hà không dám nhìn vào gương |
fbnv |
Mặc dù đã chữa trị nhiều cách nhưng bệnh vẫn không khỏi hẳn mà tái đi tái lại và có dấu hiệu nặng hơn. Đến tháng 10.2020, Tăng Thanh Hà còn nhận được thông báo bản thân có nguy cơ mắc ung thư thực quản |
fbnv |
Người đẹp gốc Tiền Giang may mắn gặp được một người hiểu về thực hành dinh dưỡng và bắt đầu điều trị. Sau 4 tháng áp dụng chế độ ăn uống phù hợp cũng như thay đổi cách sống, Tăng Thanh Hà cảm thấy khỏe hơn. Từ đó, nữ diễn viên quyết định đăng ký học để trở thành một chuyên viên thực hành về dinh dưỡng |
fbnv |
Tăng Thanh Hà nhận ra không có một thói quen hay một chế độ ăn hoàn hảo nào có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người bởi cơ thể sinh học mỗi người là duy nhất. Cuộc sống, sức khỏe, cơ thể, thói quen, thực hành mỗi người mỗi khác nên nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ khác. Chính vì thế, cô cho rằng mỗi người phải tự kết nối, lắng nghe cơ thể mình cần gì trước khi thực hành một chế độ nào đó |
fbnv |
Diễn viên sinh năm 1986 bắt đầu thực hành dinh dưỡng bằng cách lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng và cân bằng Macronutrien (các vi chất dinh dưỡng nạp vào trong cơ thể). Cô loại bỏ thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến, tinh chế hoặc có thêm thành phần, ăn đa dạng các loại trái cây và rau hữu cơ địa phương, theo mùa |
instagram nv |
Người đẹp lựa chọn kỹ hơn các loại thịt sạch, trứng và thịt gia cầm không có chất tăng trưởng và hải sản đánh bắt tự nhiên, lựa chọn chất béo tốt cho cơ thể. Trong các bữa ăn của mình, Tăng Thanh Hà luôn chú trọng có nhiều rau, trái cây, các loại hạt để chế biến thành những món ăn hấp dẫn, lạ miệng |
Instagram nv |
Tỷ lệ cân bằng của Tăng Thanh Hà mỗi bữa ăn bắt đầu với Carbs (50%) (nhiều rau củ và một ít cơm), chất béo tốt (20%) và Protein (30%). Người đẹp cho biết tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi người |
Instagram nv |
Ngoài ra, cô còn chia sẻ cách làm món sinh tố đa dạng từ các loại hoa quả tươi, cải xoăn, quả việt quất, chuối, bơ, cà rốt... giúp tăng cường, bổ sung vitamin, chất xơ hiệu quả cho cơ thể |
Instagram NV |
Theo đuổi chế độ ăn lành mạnh từ nhiều năm nay nên Tăng Thanh Hà thường xuyên làm các món salad, sữa hạt... cho bữa sáng. Một thức uống yêu thích của Tăng Thanh Hà là sữa hạnh nhân nhờ ưu điểm dễ tiêu, nhẹ bụng, phù hợp với người mắc chứng không dung nạp lactose. Các loại hạt cũng giàu protein, nhiều canxi, magie, chất xơ... |
instagram nv |
Sữa chua hạt chia kết hợp cùng hoa quả thơm ngon được diễn viên Bỗng dưng muốn khóc thay đổi mỗi ngày. Tăng Thanh Hà tiết lộ cô có một quyển sổ ghi chép lại thời gian ăn, thực phẩm mỗi bữa ăn, cách chế biến và triệu chứng sau mỗi bữa ăn. Nữ diễn viên đã ghi chép mỗi ngày trong suốt 3 tháng để biết cơ thể thay đổi như thế nào khi theo chế độ dinh dưỡng này và dung nạp được những loại thực phẩm nào |
Instagram NV |
Cũng nhờ việc theo dõi chế độ dinh dưỡng hằng ngày, Tăng Thanh Hà phát hiện nhiều loại thực phẩm gây ra dị ứng và các phản ứng tiêu hóa khác mà cô từng nghĩ sẽ tốt cho cơ thể mình và từng ăn rất thường xuyên |
Instagram nv |
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, Tăng Thanh Hà cũng rất chú trọng thói quen ăn uống. Nữ diễn viên chia sẻ việc ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa làm việc, không ăn quá no, không uống quá nhiều nước trước khi ăn và trong khi ăn... rất quan trọng trong việc cải thiện quá trình tiêu hóa |
FBNV |
Xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện áp lực căng thẳng, duy trì tập thể dục, ngủ sớm, không hút thuốc và uống nhiều rượu bia cũng là lời khuyên của Tăng Thanh Hà cho những người đang mắc căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Mỗi ngày, nữ diễn viên tập thói quen dậy sớm, thiền 30 phút. Sau đó cô làm một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, ngồi ăn một mình trước khi các con dậy. Trước khi đi ngủ, nữ diễn viên cũng tập hít thở thật sâu |
FBNv |
"Tôi đã có một cuộc hành trình 3 năm vật vã với căn bệnh trào ngược, 4 tháng để có được hơi thở thật sâu, 8 tháng lắng nghe và kết nối với cơ thể. Giờ đây tôi hiểu hơn cơ thể mình cần gì, tôi đã có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn ăn. Tuy nhiên tôi biết lựa chọn thực phẩm sáng suốt hơn để giúp cơ thể được khỏe mạnh. Tôi đã không còn triệu chứng, đôi khi có tái lại vì áp lực công việc và thiếu ngủ nhưng tôi hiểu cơ thể mình cần gì để điều chỉnh và hồi phục nhanh", Tăng Thanh Hà viết. Nữ diễn viên cũng nói thêm, những phương pháp cô áp dụng chỉ mang tính tham khảo |
FBNV |
ThS.BS Cao Ngọc Tuấn, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa BV ĐHYD TP.HCM, chia sẻ: Tần suất mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, ước tính có tới hơn 7 triệu người đang bị mắc bệnh trào ngược dạ dày. Các cơn trào ngược axit do bệnh gây ra khiến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người mắc bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Quá trình điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh lý, chủ yếu thông qua điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thói quen hằng ngày và sử dụng thuốc cần thiết. Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhẹ được khuyến khích điều chỉnh và áp dụng lối sống lành mạnh như: bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có), hạn chế đồ ăn dầu mỡ và có tính axit, hạn chế đồ uống có cồn hoặc có gas… Người bệnh nên áp dụng phương pháp chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn quá no và vận động ngay sau ăn. Đặc biệt, đối với trường hợp người bệnh thuộc nhóm thừa cân, béo phì sẽ cần phải giảm cân một cách khoa học.
ThS.BS Cao Ngọc Tuấn khuyến cáo, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra với bất kì ai. Tuy nhiên, có một số đối tượng thuộc nhóm yếu tố nguy cơ là người thừa cân hoặc béo phì; uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ chua, dầu mỡ, ít vận động, nằm liền sau ăn; người hút thuốc lá; người phải sử dụng thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, kháng histamine, thuốc an thần, chống trầm cảm, hoặc thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs; và cuối cùng là phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Những đối tượng có nguy cơ này nên được tầm soát sớm khi có triệu chứng để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Bình luận (0)