Tăng tốc hợp tác Việt - Pháp về phát triển đô thị

24/03/2016 08:09 GMT+7

Trong chuyến thăm VN vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Pháp Claude Bartolone đã nhấn mạnh về việc tăng cường hợp tác song phương.

Trong chuyến thăm VN vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Pháp Claude Bartolone đã nhấn mạnh về việc tăng cường hợp tác song phương.

Chủ tịch Hạ viện Pháp Claude Bartolone (thứ 3 từ phải qua) gặp gỡ 
sinh viên VN tại Hà Nội	- Ảnh: TTXVNChủ tịch Hạ viện Pháp Claude Bartolone (thứ 3 từ phải qua) gặp gỡ sinh viên VN tại Hà Nội - Ảnh: TTXVN
Ông Bartolone từng là Bộ trưởng chuyên trách đô thị Pháp trong giai đoạn 1998 - 2002 và một trong những lĩnh vực được ông quan tâm nhất là phát triển các thành phố một cách bền vững. PV Thanh Niên có cuộc phỏng vấn riêng với ông về vấn đề này.
Thưa ông, ông nhận định thế nào về tiềm năng hợp tác Việt - Pháp về phát triển đô thị, cụ thể hơn là những chương trình riêng giữa các địa phương của hai nước?
Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp sẽ thăm VN
Liên quan đến tình hình Biển Đông, ông Claude Bartolone nhấn mạnh quan điểm của Pháp là các bên liên quan cần tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là những công ước của Liên Hiệp Quốc về bảo đảm tự do hàng hải, hàng không. Theo ông Bartolone, vào cuối tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Jean-Yves Le Drian sẽ thăm VN sau khi dự đối thoại Shangri-La vào tháng 6. Dự kiến, trong nửa cuối năm 2016, Tổng thống Pháp François Hollande sẽ công du VN.
Hiện đã có nhiều chương trình hợp tác mang lại kết quả khả quan giữa vùng Rhône-Alpes và TP.Lyon với một số tỉnh, thành của VN. Theo tôi, hợp tác Việt - Pháp về đô thị sẽ tăng tốc trong thời gian tới vì sự phát triển nhanh chóng của các thành phố tại VN. Trong cuộc gặp mới đây với các lãnh đạo của TP.HCM, chúng tôi đã thảo luận về chủ đề này. Có thể nhận thấy hoàn cảnh giữa các nước tuy khác nhau nhưng những bài toán cần giải quyết lại tương đồng: việc người dân từ các vùng nông thôn chuyển đến thành thị; nhu cầu về chỗ ở, trường học; năng lượng; nước sạch; xử lý rác thải; giao thông… Đương nhiên, sẽ không có một mô hình phát triển duy nhất mà mỗi nơi sẽ có phương hướng riêng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như truyền thống văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật vẫn có thể hợp tác và các địa phương của hai nước sẽ có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm về quản lý. Mặt khác, Pháp có những công ty hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như quản lý giao thông, môi trường, quy hoạch đô thị…, có thể hỗ trợ tìm ra giải pháp phù hợp với quá trình đô thị hóa của các tỉnh thành VN.
Giao thông công cộng có thể xem là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng kẹt xe và ô nhiễm môi trường ở những đô thị lớn. Ông có thể cho biết kinh nghiệm của Pháp, đặc biệt là của thủ đô Paris, về lĩnh vực này? Pháp có tham gia những dự án về đường sắt đô thị ở TP.HCM và Hà Nội?
Chúng tôi luôn tìm cách cải thiện giao thông công cộng ở Île-de-France (Paris và các vùng ngoại ô - NV). Chẳng hạn, mục tiêu hiện nay là làm sao để hành khách có thể dễ dàng đi thẳng từ ngoại ô này đến ngoại ô kia mà không phải đi ngược vào trung tâm TP. Một vấn đề khác, khi mở thêm trạm tàu điện ngầm phải kết hợp với kế hoạch xây dựng khu dân cư. Nếu không thì sẽ không hiệu quả vì giao thông công cộng cứ “chạy theo sau” đà nảy nở của đô thị. Ngoài ra, cần xây dựng mạng lưới với nhiều loại phương tiện có thể bổ sung cho nhau.
Về đường sắt đô thị, hiện Pháp đang hỗ trợ tài chính (cho vay vốn ODA) và tham gia xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 3 ở Hà Nội. Việc hợp tác có thể sẽ còn được tăng cường trong thời gian tới vì đây là lĩnh vực rất đa dạng, với nhiều gói thầu mà các công ty Pháp hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Theo ông, làm thế nào để người dân có thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng?
Những yếu tố sẽ làm bạn ưu tiên chọn một hình thức giao thông: thời gian di chuyển, tiện nghi và khả năng sử dụng thời gian dùng cho di chuyển. Chẳng hạn, khi lái xe máy, bạn sẽ khó nói chuyện điện thoại vì rất nguy hiểm, còn gửi thư điện tử, đăng bài lên mạng xã hội Facebook hay đọc sách báo thì lại càng không thể. Những điều này đều rất dễ dàng nếu dùng xe buýt hay tàu điện ngầm. Ví dụ khác, ở Paris, một người nhận thấy dùng xe hơi để đi làm sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với đi tàu điện ngầm vì khó kiếm chỗ đậu xe, thường bị kẹt xe, cấm đường..., người này sẽ chọn giao thông công cộng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.