Nguyên nhân chính là do lượng nước cấp thượng nguồn thác Bảo Đại chảy vào hồ (chiếm khoảng 30% lượng nước của hồ) có dấu hiệu tảo lam (tên khoa học là Cyanophyta) cục bộ tại khu vực Suối Tía; còn nước ngầm cũng có dấu hiệu ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư chảy vào hồ. Mặt khác, lượng thức ăn dư thừa từ việc nuôi cá trong lòng hồ Tuyền Lâm cũng là tác nhân gây ô nhiễm.
|
Theo ông Thành, cần phải có 60 tỉ đồng để thi công khoảng 25 km đường ống thu gom nước thải và dẫn xuống sau cầu Prenn thì nước thải của các dự án du lịch quanh hồ không chảy trực tiếp xuống lòng hồ. Ban Quản lý KDL hồ Tuyền Lâm còn đề xuất xây dựng hồ sinh học để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt từ Đà Lạt đổ về trước khi chảy vào hồ. Trước mắt, Ban Quản lý KDL kiến nghị cần ngưng ngay việc nuôi cá trong lòng hồ, thường xuyên thu gom rác thải…
Thắng cảnh hồ Xuân Hương tọa lạc ngay trung tâm TP.Đà Lạt nhiều năm qua bị tảo lam hoành hành nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Vào thời điểm tảo lam xuất hiện gây ô nhiễm, nước hồ bốc mùi tanh hôi rất khó chịu. Nay hồ Tuyền Lâm bị ô nhiễm và xuất hiện tảo lam là mối lo ngại và là lời cảnh báo cho các nhà quản lý địa phương phải cân nhắc trong việc xây dựng các khu resort và biệt thự quanh hồ.
Lâm Viên
>> Vang Đà Lạt" bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
>> Xe chở đá lật trước trạm thu phí
>> Hỏa hoạn đe dọa Dinh Tỉnh trưởng cũ tại Đà Lạt
>> Chinh phục "nóc nhà Đà Lạt
>> Triển lãm tranh của các chính khách Nhật Bản tại Đà Lạt
>> Truy quét gỗ lậu trên đường Nha Trang - Đà Lạt
Bình luận (0)