(TNO) Tàu vận tải vũ trụ không người lái của châu u ATV-3 vào hôm 26.9 đã bị hoãn việc rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến ít nhất là ngày 28.9, để ở lại giúp ISS tăng độ cao quỹ đạo nhằm tránh sự nguy hiểm của mảnh vỡ không gian.
"Quỹ đạo của trạm sẽ được điều chỉnh nhờ vào sự giúp sức của động cơ đẩy của tàu vận tải vũ trụ châu u ATV-3", RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết hôm 27.9.
|
Việc điều chỉnh quỹ đạo lần này là cần thiết để giúp ISS tránh gặp nguy hiểm trước mảnh vỡ của vệ tinh Cosmos-2251 (Nga) và của một tên lửa Ấn Độ, theo dự tính là sẽ cách ISS chỉ khoảng 3,5 km vào hôm 27.9.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 26.9 cho biết, ba phi hành gia hiện có mặt trên trạm, gồm Sunita Williams (Mỹ), Akihiko Hoshide (Nhật Bản) và Yury Malenchenko (Nga), sẽ không gặp nguy hiểm và các công việc nghiên cứu khoa học và bảo dưỡng trạm vẫn được tiến hành như bình thường.
Được biết, ATV-3 là tàu vận tải tự động thứ ba của Cơ quan vũ trụ châu u (ESA) được đặt tên theo nhà vật lý người Ý thế kỷ 20 Edoardo Amaldi, mang theo 6,6 tấn hàng hóa gồm nhiên liệu, nước uống, oxy, thực phẩm... đến cung cấp cho ISS.
Tàu đã đến lắp ghép với cổng nối của mô-đun hậu cần Zvezda vào ngày 29.3.2012, sau khi được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa Ariane 5 từ Sân bay vũ trụ Kourou tại Guiana thuộc Pháp hôm 23.3.2012.
Trước tàu Edoardo Amaldi, hai con tàu vận tải khác cũng đã được ESA phóng lên ISS là tàu ATV-1 mang tên Jules Verne, được phóng vào ngày 9.3.2008 và tàu ATV-2 mang tên Johannes Kepler, được phóng vào ngày 16.2.2011.
|
Ngoài sứ mệnh tiếp tế hàng hóa cho trạm vũ trụ và lấy đi rác thải, đội tàu ATV của châu u còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác là giúp đẩy trạm lên quỹ đạo cao hơn bằng các động cơ của tàu.
Việc nâng quỹ đạo cho ISS được thực hiện thường xuyên nhằm giúp trạm vũ trụ trị giá 100 tỉ USD này bù vào sự mất độ cao do lực hấp dẫn của trái đất, cũng như giúp cho ISS thuận lợi trong việc kết nối với các tàu vũ trụ.
Tiến Dũng
>> Tàu Soyuz mang ba phi hành gia trở về an toàn
>> Trạm vũ trụ quốc tế tăng độ cao thêm 2 km
>> Trạm vũ trụ khôi phục cung cấp điện
>> Trạm vũ trụ tăng độ cao để đón tàu Soyuz
>> Dựng thêm lá chắn cho trạm vũ trụ
>> Tàu Dragon rời Trạm Vũ trụ quốc tế
>> Trạm Vũ trụ Quốc tế tăng quỹ đạo thêm 1,5 km
>> Nga phóng tàu Soyuz lên trạm vũ trụ
>> Tàu Soyuz đến kết nối với trạm vũ trụ
>> Trung Quốc bắt đầu xây trạm vũ trụ
Bình luận (0)