Sắp tới, Canberra sẽ đưa vào hoạt động 2 tàu đổ bộ và 3 tàu khu trục. Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Úc Peter Jennings nhận định sự kiện này thể hiện Canberra nối lại hình thức hợp tác trong 2 thập niên 1980 và 1990. Lúc bấy giờ, Mỹ - Úc thường tập trận chung. Ngoài ra, động thái trên còn được cho là minh chứng của việc “Úc ngày càng gần với Nhật”. Ông Jennings còn nhận định sự hiện diện của HMAS Sydney tại Nhật nhằm ứng phó căng thẳng ở khu vực Bắc Á, bao gồm cả bán đảo Triều Tiên.
|
Liên quan bán đảo này, ngày 26.4, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae tuyên bố Seoul đã quyết định rút tất cả công dân nước này còn lại ở khu công nghiệp chung liên Triều Kaesong ở miền Bắc về nước. Quyết định được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng bác đề nghị của Seoul đàm phán về Kaesong. Trong khi đó, Tư lệnh Phòng không không quân Triều Tiên Ri Pyong-chol ngày 25.4 tuyên bố đã sẵn sàng phóng tên lửa liên lục địa và tiến hành tấn công hạt nhân nhắm vào Mỹ nếu bị đe đọa, theo KCNA.
Văn Khoa
>> Úc bắt 3 người gốc Việt buôn ma túy
>> Mỹ - Úc tăng cường quan hệ chiến lược
>> Mỹ tăng cường sử dụng căn cứ Úc
>> Bộ trưởng Quốc phòng Úc xin lỗi nạn nhân vụ bê bối tình dục
Bình luận (0)