Khu vực phía Đông Gia Lai gồm TX.An Khê và các huyện lân cận như Kbang, Đăk Pơ, Kon Chro thuộc Tây Sơn thượng đạo, nơi khởi xuất Phong trào Tây Sơn. Năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đã lấy vùng Tây Sơn thượng đạo, mà trung tâm là TX.An Khê ngày nay, làm căn cứ địa, hiệu triệu nhân dân, tích lương rèn binh.
tin liên quan
Kỷ niệm 222 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa Khởi đi từ đây, phong trào nông dân Tây Sơn với đội quân thiện chiến, hùng mạnh đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, trong đó có chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang danh sử sách.
Chỉ trong một thời gian ngắn khởi binh thần tốc, ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Hoàng đế Quang Trung đã tiêu diệt toàn bộ 29 vạn quân Thanh, thống nhất sơn hà, lập nên một triều đại Tây Sơn phát triển rực rỡ.
Hội hát cầu Huê được Bảo tàng Gia Lai tái hiện và tổ chức trình diễn ở TP.Pleiku và ba năm trở lại đây, TX.An Khê đã đưa về An Khê, nơi phát xuất của lễ hội này. Lễ hội thu hút hàng ngàn du khách thập phương.
Theo sử sách ghi lại, từ nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, Hội hát cầu Huê (tức cầu mùa, cầu huê lợi) trong khuôn khổ lễ hội Tế Xuân (Quý Xuân) là lễ hội lớn nhất trong các hoạt động lễ hội của người Việt vùng An Khê.
Thời điểm chính của lễ hội là ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch. Hàng năm, cứ vào dịp này, sau nghi lễ Tế Xuân, người An Khê sẽ có 3 ngày vui hội với các trò chơi dân gian và hát hội một đêm hai ngày. Người dân dành một không gian đặc biệt để họp chợ tại Gò Chợ ở phía Tây An Khê Trường. Cả người Việt lẫn người Bahnar và các dân tộc thiểu số khác cùng mang hàng hóa ra đây để trao đổi, mua bán, giao lưu. Hơn 60 năm qua, vì nhiều lý do khác nhau, Hội hát cầu Huê gần như mai một, đặc biệt là hoạt động của khu chợ Kinh - Thượng đã mất hẳn.
Tại lễ hội này, nhiều hàng hóa, sản vật của người dân trong vùng được đem ra trao đổi. Những trò chơi dân gian được tái hiện và đặc biệt, đây là dịp giao lưu của người dân. Ngoài ra, những hoạt động như múa lân, biểu diễn võ thuật cổ truyền đã làm phong phú hơn cho lễ hội này.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Gia Lai, một trong những nhà nghiên cứu có uy tín có công phục dựng lại Lễ hội hát cầu Huê, nói: “Không như những lễ hội ở đồng bằng chỉ phục vụ người Kinh, lễ hội này phục vụ cho cả những cư dân bản địa của khu vực này. Cái đặc trưng của lễ hội là nó nằm giữa vùng cao nguyên và đồng bằng ven biển. Là một người tham gia tìm hiểu, nghiên cứu và phục dựng, tôi rất vui khi lễ hội được tổ chức thường niên trong những năm gần đây ở TX.An Khê, nơi phát xuất của lễ hội này. Ngoài ý nghĩa đặc sắc về văn hoá thì đây cũng là sự thể hiện rõ nét của tình đoàn kết Kinh – Thượng….”.
Một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm và lễ hội cầu Huê mà PV Thanh Niên ghi lại:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bình luận (0)