Ngồi nghe nhóm bạn trò chuyện cùng nhau. “Đuối quá mày ạ, tao làm leader nên lo vô cùng vì tuần này group tao phải present mà giờ trong đầu chưa có idea nào cả”, cậu bạn bảo.
Minh họa: Văn Nguyễn
|
Tôi hiểu cậu ta là nhóm trưởng nên đang gặp áp lực vì nhóm sắp phải thuyết trình nhưng chưa có ý tưởng gì. Nhưng vài người trong nhóm ngớ ra, tỏ vẻ chẳng hiểu gì, bởi cách nói Anh - Việt lẫn lộn như thế.
Tôi bắt gặp chính mình trong chuyện ấy. Năm thứ 3 đại học, tôi tham gia cuộc thi hùng biện. Đến lượt mình thuyết trình, ai nấy đều ngước mắt nhìn. Tôi ngỡ có lẽ họ thán phục khả năng Anh ngữ của mình.
Nhưng lời nhận xét của ban giám khảo giống như “cái tát” khiến tôi bừng tỉnh: “Đây là cuộc thi hùng biện bằng tiếng Việt thì không cần em trải bày tiếng Anh như thế. Nếu muốn hoặc nói bằng tiếng Anh, chứ cái cách nói chuyện nửa Tây nửa ta không chỉ khiến nhiều người không hiểu gì, mà còn gây khó chịu vô cùng. Hy vọng em sửa cái kiểu nói song ngữ, pha tạp lai căng này”.
Chúng ta có thể đổ thừa “người trẻ mà, đôi khi thích thể hiện và kiêu ngạo, cố gắng khoe khoang bản thân giỏi giang như thế”. Nhưng tốt nhất đừng chêm ngoại ngữ tùy thích vào câu nói khi giao tiếp với người cùng bản ngữ. Bởi điều ấy không làm trình độ chúng ta nâng lên trong mắt người khác, mà còn phản tác dụng, khiến người nghe bực bội.
Đừng vịn cớ thói quen, mà nếu thói quen thì nên thay đổi.
Bình luận (0)