Không khí đêm giao thừa ở nhà riêng của Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành n thật rộn rã. Nụ cười nở trên môi gia chủ khi đón chào khách khứa đến chung vui thời khắc đầu năm mới. Tại một góc nhà, chiếc đầu lân được đặt ngay ngắn bên cạnh mặt nạ ông địa, hai biểu tượng không thể thiếu trong dịp hội hè ngày tết của người Việt. Trên bàn, mâm ngũ quả đã được bày biện sẵn với những chén xôi vò cơm rượu hương vị béo nồng, phong tục xuất xứ từ quê nhà Gò Công của ông tổng lãnh sự. Cũng như phong tục đón tết miền Nam, các món trái cây trên mâm ngũ quả theo đúng tinh thần “cầu vừa đủ xài”. Sắc đỏ vàng rực rỡ hiện diện khắp nhà, ở chậu lan năm sắc, cây mai vàng nở rộ, cành đào e ấp. Bánh chưng, bánh tét và kẹo mứt được mang ra liên tiếp để đãi khách.
Khi bầu trời thành phố bắt đầu sáng rực pháo hoa ngay giờ phút chuyển giao thiêng liêng, ông bà tổng lãnh sự lặng lẽ thắp nhang trước bàn thờ, rước ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Sau đó, ông bà và con gái út là cô Mỹ Anh cùng nhau xông đất chính ngôi nhà của mình. Ông chia sẻ với phóng viên Thanh Niên: “Thật hạnh phúc khi được về Việt Nam và có cơ hội ăn một cái tết ấm cúng như vầy”.
Xuân nguồn cội
Nội chuyện đưa vợ đi sắm tết và dạo chợ hoa mà nghe xung quanh toàn tiếng Việt là đã cảm thấy ấm lòng
Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành n |
|
f |
Sinh ra tại miền Nam, ông n đã rời Gò Công từ năm lên 10, còn phu nhân Lê Chí Tâm (bà lấy theo họ chồng - PV) theo cha mẹ đến Mỹ năm 14 tuổi. Sau bao lần chỉ hưởng không khí tết Việt Nam qua truyền hình, tạp chí, cái cảm giác được thực sự hòa mình vào tết chung của dân tộc như lần này thật sự đặc biệt.
Tết của tình nồng
Tổng lãnh sự Mỹ Lê Thành n sinh năm 1954 tại Gò Công trong một gia đình 9 người con. Năm 1965, ông sang Washington ở với bà trẻ và dì. Vì cha mất sớm, vào năm 1972, ông bảo lãnh mẹ sang Mỹ với mình. Ông n gia nhập Hải quân Mỹ sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử tại Đại học George Washington năm 1976 và kế đến là lấy bằng thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Quản trị kỹ thuật của đại học này vào năm 1978. Đến năm 1981, ông kết hôn với bà Tâm (tên hồi con gái là Lâm Chí Tâm) và có 3 người con, với con gái đầu lòng là Mỹ Liên, kế đến là con trai Thành Nghiêm. Con gái út Mỹ Anh được sinh ra tại Hồng Kông khi ông chuyển sang công tác tại Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1991. Trong công tác ngoại giao, ông từng nhận nhiệm sở tại Bắc Kinh (1991-1994), Tokyo (1994-1997), Kuala Lumpur (1997-2001), Singapore (2001-2004), Seoul (2004-2007) và Paris (2007-2010). |
Năm nay, ông n thích thú ngắm cảnh đường phố chuyển mình một cách đầy màu sắc vào những ngày giáp tết. “Nội chuyện đưa vợ đi sắm tết và dạo chợ hoa mà nghe xung quanh toàn tiếng Việt là đã cảm thấy ấm lòng”, ông nói. Bà Tâm cũng tiết lộ khoảng thời gian bà thích nhất chính là mấy ngày trước tết, lúc bà con đua nhau mua sắm rôm rả và chợ hoa được mở khắp nơi. Bà thú nhận đã bị cuốn vào không khí vô cùng nhộn nhịp ấy và lần đầu tiên mới biết thì ra việc chuẩn bị tết còn lắm thứ phải lo, chứ không như những cái tết khác trước đó ở nước ngoài. Và đường hoa Nguyễn Huệ thật sự đẹp hơn lời đồn, tạo nên nét đặc trưng của thành phố mỗi khi xuân về, bà tâm sự.
Trong buổi trò chuyện đầu xuân, Tổng lãnh sự Mỹ cho biết ông trân trọng cơ hội có thể trở về quê nhà lần này, trên cương vị là đại diện cho chính phủ Tổng thống Barack Obama nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương. “Tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành vai trò cầu nối trong mối quan hệ Việt - Mỹ”, ông cho biết.
Có kiêng có lành
Ông bà n cũng rất tin chuyện xông đất, nhưng lúc còn bên Mỹ thì khó làm theo đúng kiểu là người nào hạp tuổi đến nhà trước. Do vậy, ông bà tự mình xông đất, kết hợp tên của hai người là n, Tâm rồi bỏ dấu đi để thành ra An Tâm, để mong muốn điềm lành trong ngày đầu năm mới. Năm nay đặc biệt hơn mọi năm là có con gái Mỹ Anh cùng tham gia phong tục này. |
Thụy Miên - Nghĩa Phạm
Bình luận (0)