Hôm qua, Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã đồng tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) với chủ đề “Giai đoạn mới cho tăng trưởng cạnh tranh”.
Một loạt các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư, tình hình kinh tế xã hội 2011 và phương hướng phát triển năm 2012 đã được trao đổi thẳng thắn.
Giảm lòng tin về môi trường đầu tư
Theo ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu u (EuroCham), năm 2011 ghi nhận sự quan ngại đáng kể của các doanh nghiệp (DN) châu u về môi trường kinh doanh và đầu tư tại VN. Nguyên nhân do sự thay đổi chậm chạp trong việc cải thiện nhiều vấn đề đã được nêu ra từ năm 2010 như tỷ lệ lạm phát cao, các khó khăn trong tiếp cận tín dụng, thiếu đồng bộ trong cơ sở hạ tầng và gánh nặng về thủ tục hành chính. Nạn tham nhũng được xem là tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh tại VN.
|
Theo ông Cany, hối lộ và tham nhũng không khuyến khích đầu tư và làm xói mòn sức cạnh của các DN tại VN (cả DN trong và ngoài nước), làm chệch hướng các hoạt động kinh tế phù hợp và cũng làm cản trở ý định của các chính phủ nước ngoài muốn cung cấp ODA cho VN...
Lo ngại về quản lý kinh tế vĩ mô Theo “Báo cáo điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011” được đưa ra tại VBF, năm 2011 mặc dù các DN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng đa phần vẫn lạc quan về triển vọng của nền kinh tế. Có đến gần 69% DN cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới. Đây là một tỷ lệ được cho là khá lạc quan mặc dù có giảm sút so với con số 76% của năm 2010. Trong khi đó có 28,24% DN cho biết duy trì kinh doanh bình thường, 2,31% DN cho biết sẽ giảm quy mô và 0,46% DN cho biết có kế hoạch đóng cửa. Tất cả đều là DN trong nước. Báo cáo 2011 cũng ghi nhận sau nhiều năm được đánh giá cao, quản lý kinh tế vĩ mô lần đầu tiên đã bị đưa vào nhóm 3 lĩnh vực đáng lo ngại nhất của môi trường kinh doanh. |
Đại diện EuroCham lưu ý, các DN cả trong và ngoài nước đã nhiều lần bày tỏ tại nhiều diễn đàn khác nhau rằng VN không chỉ cần cam kết thực hiện cải cách hành chính trên toàn quốc mà đồng thời cũng cần cam kết tăng cường các tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, công chức tại tất cả các cấp...
Ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại VN (AmCham) nhận định VN vẫn tiếp tục đối mặt với những bất cập và chậm trễ trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng then chốt, đặc biệt là các tuyến cầu đường liên tỉnh, bao gồm đường tiếp nối, điện năng, cảng biển có vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng liên quan hệ thống vận chuyển công cộng đô thị.
Thúc đẩy tái cấu trúc công ty chứng khoán
Theo báo cáo của Nhóm công tác thị trường vốn (thuộc VBF), đến nay chương trình cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của VN đã gặt hái một số thành công. Tuy nhiên quá trình này thời gian gần đây đã bị chậm lại do sự trì trệ của thị trường chứng khoán (TTCK). Do vậy nhóm đề nghị Chính phủ cần tăng tốc chương trình CPH thông qua việc xác định một lộ trình mới với các tiêu chí rõ ràng và thời gian biểu cụ thể. Theo đánh giá của nhóm, CPH không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà còn các yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh và việc CPH cần được gắn với yêu cầu niêm yết bắt buộc.
Nhóm công tác và Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán (BTC/UBCK) cũng thống nhất đánh giá rằng hiện nay số lượng 105 công ty chứng khoán (CTCK) là quá nhiều. Chỉ riêng 10 công ty dẫn đầu đã nắm hơn 50% thị phần, phần chia còn lại là quá nhỏ và không đủ để duy trì hoạt động cho các CTCK. Nhóm công tác đề xuất BTC/UBCK cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc, mua bán sáp nhập các CTCK nhằm giảm số lượng, nâng cao chất lượng và năng năng lực tài chính của CTCK, lành mạnh hóa thị trường.
Trả lời các vấn đề được nhóm công tác nêu ra, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ Chiến lược phát triển TTCK 2011-2020. Dự kiến chiến lược này sẽ được Chính phủ ban hành ngay trong tháng 12.2011. Ông Hà cũng cho biết trong 2012 và các năm tiếp theo một số vấn đề chính sẽ được tập trung thực hiện bao gồm việc xây dựng đề án tái cấu trúc TTCK, trong đó có nội dung tái cấu trúc hàng hóa, các CTCK, công ty quản lý quỹ, cơ sở các nhà đầu tư, thị trường giao dịch. Đề án sẽ trình Chính phủ ban hành đầu năm 2012.
Sáng 2.12, tại Furama Đà Nẵng, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (gọi tắt là hiệp hội) đã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và bàn biện pháp thúc đẩy giải ngân các dự án FDI. Theo hiệp hội, tính đến cuối năm 2010, tổng vốn đăng ký FDI trên cả nước là 216 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện chỉ có 77 tỉ USD và còn tới 139 tỉ USD chưa giải ngân. Trong số tiền 139 tỉ USD nói trên có khoảng 50% nhà đầu tư không có khả năng thực hiện, như vậy thực chất chỉ còn 70 tỉ USD vốn FDI có thể đưa vào sử dụng. GS-TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch hiệp hội - cho rằng: Nếu tính bình quân trong ba năm 2008 - 2010 là thời kỳ đạt mức giải ngân FDI cao nhất (mỗi năm trung bình giải ngân 11 tỉ USD), thì phải mất hơn 6 năm, tức phải đến năm 2017, mới giải ngân hết số vốn 70 tỉ USD nêu trên. Đó là chưa tính đến hằng năm có khoảng 20 - 30 tỉ USD vốn FDI đăng ký mới. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), giải ngân FDI trong những năm gần đầy, kể cả 10 tháng năm 2011, tương đối ổn định (trên dưới 10 tỉ USD), điều này cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam còn có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đã và đang kinh doanh tại Việt Nam. Hữu Trà |
Trường Sơn
Bình luận (0)