>> Cần cụ thể việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm
>> Công bố nghị quyết về bỏ phiếu tín nhiệm
>> Chỉ lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm 49 chức danh chủ chốt
>> Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
Theo Chủ tịch Quốc hội, tính chất hệ trọng nằm ở chỗ từng đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri cả nước, nhân danh đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp là các chức danh chủ chốt của Nhà nước.
|
“Do tính chất hệ trọng này, đồng bào cử tri cả nước đặt niềm tin ở từng vị đại biểu Quốc hội... Yêu cầu rất chặt chẽ đã được đưa ra trong Nghị quyết 35 là việc lấy phiếu phải tiến hành thận trọng, khách quan, công tâm, lá phiếu đánh giá phải chính đáng”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
|
Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là lần thứ 2 tiến hành lấy phiếu nên Quốc hội đã có kinh nghiệm, có thời gian. Trong lần lấy phiếu trước do thời gian gấp, thời gian ngắn nên đánh giá tín nhiệm có khó khăn nhất định.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong kỳ họp năm ngoái và nửa đầu kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận, đánh giá về tình hình đất nước, tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… nên lần lấy phiếu này có nhiều thuận lợi, có căn cứ để đánh giá. Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đánh giá của Quốc hội cho thấy hầu hết các mặt, lĩnh vực công tác từ lập pháp, hành pháp, tư pháp của đất nước đều có chuyển biến tích cực.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, qua phân tích có một số ngành, lĩnh vực đòi hỏi phải có thời gian, tiến trình đòi hỏi sự góp sức của toàn Đảng, toàn dân chứ không chỉ đòi hỏi cố gắng của một lãnh đạo, một ngành là có thể tạo chuyển biến.
Cảnh giác với “thông tin không chính thức”
Chủ tịch Quốc hội lưu ý các thông tin không chính thức, hoặc kể cả chính thức như đơn thư khiếu nại tố cáo hay các văn bản khác thì các thông tin đó chưa được sàng lọc, kiểm nghiệm, chưa đủ căn cứ để đánh giá các chức danh được lấy phiếu. “Các vị đại biểu Quốc hội cảnh giác với các thông tin đó. Các thông tin chính thức như đơn từ thì còn thời gian xem xét, thực hiện theo quy trình, khi nào có kết quả đó mới là đánh giá chính thức”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
“Nếu chúng ta nhầm lẫn nghiêng về mặt này, mặt kia, phán đoán thì kết quả đánh giá sẽ không chính xác. Mong rằng các đại biểu Quốc hội chú ý việc đó”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói. Ông cũng cho hay, các thông tin không chính thức sẽ gửi về cho đoàn thư ký tổng hợp gửi Thường vụ Quốc hội giải quyết theo đúng trình tự và các đại biểu Quốc hội không sử dụng các thông tin này để quyết định đánh giá. Đến sáng 14.11, Thường vụ Quốc hội không nhận được đề nghị nào yêu cầu phải báo cáo giải trình “việc này, việc kia”.
Trường Sơn
Bình luận (0)