Theo đó, phương án chống thấm được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, xử lý chống thấm phía thượng lưu đập, trong đó tập trung xử lý chống thấm cho 10 khe nhiệt có thấm lớn.
Các nhà thầu sẽ dán tấm chống thấm SR ở bề mặt thượng lưu đập kết hợp phun keo poluyrethane (LW) vào khe nhiệt dọc theo suốt chiều dài khe xử lý. Với 20 khe nhiệt có độ thấm nhỏ, sẽ phủ lớp polytop PT 200 chống thấm dọc theo bề mặt lưu khe nhiệt...; với khu vực bê tông bị rỗ, sẽ khoan phun toàn bộ khu vực bê tông bị rỗ bằng vữa xi măng thông qua hệ thống lỗ khoan.
Giai đoạn 2, sẽ căn cứ kết quả quan trắc khảo sát thấm tại hiện trường để tiếp tục xem xét quyết định. Sẽ khoan phun xi măng từ phía trong các hành lang thu nước ở các vị trí còn có thấm để tăng khả năng chống thấm của phần thân đập phía thượng lưu. Sau khi phụt vữa xi măng, sẽ tiến hành thông rửa hố khoan thu nước để đảm bảo sự làm việc bình thường của các hố khoan thu nước.
Chi phí xử lý các khe nhiệt được tạm tính là 50,067 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xử lý tại 10 khe nhiệt thấm nhiều là 40,3 tỉ đồng, chi phí xử lý tại 20 khe nhiệt thấm ít là 5 tỉ đồng, chi phí dự phòng là 4,55 tỉ đồng. Chi phí xử lý các khu vực bê tông bị rỗ, thấm và chi phí giai đoạn 2 sẽ được chuẩn xác theo khối tượng thực tế.
Trước mắt, EVN tạm ứng kinh phí để tổng thầu thực hiện, việc thanh quyết toán chi phí thực hiện công tác xử lý giảm lưu lượng thấm của đập sẽ được quyết định của cấp có thẩm quyền. Tiến độ thực hiện, hoàn thành công tác xử lý chống thấm trước 31.7, hoàn thiện toàn bộ tháng 8.2012.
>> Không thể phát triển thủy điện bằng mọi giá
>> Đập Sông Tranh 2 gặp sự cố: Phải có phương án trong trường hợp xấu nhất
>> Vụ đập thủy điện Sông Tranh 2: Phải có kịch bản ứng phó
>> Sự cố ở thủy điện Sông Tranh 2: Chưa thể yên tâm
>> Thanh tra các dự án thủy điện
>> Không xử lý xong trước 30.8, không cho tích nước
>> Đập Sông Tranh 2: Xử lý rò rỉ bằng keo chống thấm
>> Vụ rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2: Chưa ai nhận trách nhiệm
Káp Long
Bình luận (0)