Để không còn "sợ" môn sử

10/04/2012 16:38 GMT+7

(TNO) “Sử là môn khó học”, đó là chia sẻ của nhiều học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Vậy, ôn luyện môn sử như thế nào để đạt hiệu quả.

(TNO) “Sử là môn khó học”, đó là chia sẻ của nhiều học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Vậy, ôn luyện môn sử như thế nào để đạt hiệu quả.

Không học “dồn”

Em Trần Thị Yến, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: “Lịch sử thế giới 23 trang, lịch sử Việt Nam cũng vậy. Toàn sự kiện, mốc thời gian khô khan, nhớ không nổi luôn. Mà tụi em lại chuyên khối A, ráng kiếm điểm 5 cũng đã thấy khó”.


Học sinh lớp 12, Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cô Trần Thị Ánh, giáo viên môn sử lớp 12, Trường trung học thực hành Sài Gòn (Q.5, TP.HCM) thừa nhận: “Quả thực, ôn thi tốt nghiệp môn sử cho học sinh mà giáo viên cũng thấy đuối. Đối với những em không chuyên khối C là một khó khăn vì lượng kiến thức khá nhiều...”.

Cô Ánh cho biết, tốt nhất là học sinh nên thư giãn, không học dồn, nên lập đề cương ôn luyện rõ ràng. Chẳng hạn, lập ra các mốc thời gian, sự kiện lên trang giấy, học mỗi ngày khoảng 5 sự kiện. Không nên học vẹt mà học cái nào nhớ cái đó.

Bên cạnh đó, tùy từng dạng bài mà phân thành chủ đề cho dễ học, nhớ lâu. Không nên học rời rạc, từng bài sẽ rất khó tiếp nhận.

Chỉ cần học kỹ trong SGK là đủ!

 

Để nhớ lâu môn sử học sinh nên thực hiện:

Lập khung cho từng chủ đề trong SGK, viết lên một mặt giấy để tiện theo dõi.

Với các mốc thời gian thì ghi riêng ra trang giấy, gắn vào góc học tập. Mỗi ngày “liếc mắt” một chút.

Học kiến thức phần sử Việt Nam trước, sử thế giới học sau.

Học nhóm, bạn này hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại. Như vậy, học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn.

Thầy Trần Quang Minh

Đó là ý kiến của thầy Trần Quang Minh, Tổ trưởng tổ sử Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM).

Theo thầy Minh, với khối lượng kiến thức của môn sử, dù đã được giảm tải nhưng vẫn còn khá nặng so với học sinh. Vì vậy, để thi tốt nghiệp, các em chỉ cần chú tâm vào SGK.

Về cách thức ôn luyện, thầy Minh cho biết thêm: Lập đề cương xếp theo chủ đề là phương pháp hiệu quả nhất trong quá trình ôn sử. Điều này còn giúp học sinh hệ thống được các dạng bài khác nhau.

Ví dụ, các tổ chức: ASIAN; NATO… xếp vào chủ đề “tổ chức”; các nước giàu, đang phát triển, nước nghèo… xếp vào chủ đề “kinh tế các nước”… Như vậy, sẽ giúp các em phản ứng nhanh trong não mỗi khi đụng đến kiến thức đó.

Ngoài ra, trong quá trình dạy, thầy cô cũng cần lập hệ thống ôn thi rõ ràng cho học sinh. Nên đưa những kiến thức nhẹ nhàng, dễ học lên dạy trước thay vì các số liệu khô khan.

Thầy Tiến Vinh, giáo viên sử, Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cho biết: “Đây là giai đoạn ôn không còn học nữa. Học sinh nên tập trung vào các sự kiện chính có liên quan đến đề cương mà giáo viên đã đưa ra trước đó. Đặc biệt, tránh tâm lý lo sợ, hoang mang. Sử cũng như các môn khác, nếu mỗi em có một phương pháp riêng để nhớ lâu thì không có gì đáng lo ngại”. 

Phương Nga

>> Sai sót trong Atlat địa lý 12: Không ảnh hưởng đến việc ôn thi tốt nghiệp
>> Chấm thi tốt nghiệp THPT: Làm khác đáp án vẫn có điểm
>> Tránh tâm lý sợ môn sử, địa
>> Dạy thêm vẫn là thu nhập chính
>> Lưu ý khi ôn thi tốt nghiệp THPT
>> Để bài thi hiệu quả
>> Thi tốt nghiệp THPT: Không giới hạn nội dung ôn tập
>> Bộ GD-ĐT công bố môn thi tốt nghiệp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.