Cuộc gặp diễn ra khi quan hệ hai bên đang xấu đi kể từ năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Moscow còn bị Washington chỉ trích rằng đã can thiệp vào Đông Ukraine, Syria, Libya… Và Mỹ tin rằng Nga can thiệp bầu cử, tấn công mạng nhằm vào Mỹ. Chính vì thế, hội nghị thượng đỉnh nhằm xoa dịu những căng thẳng này.
Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI, Thụy Điển) gần đây công bố báo cáo cho thấy dù Mỹ và Nga tiếp tục giảm lượng tồn kho vũ khí hạt nhân vào năm 2020 khi tháo dỡ các đầu đạn hạt nhân đến lúc nghỉ hưu, nhưng số lượng đầu đạn được triển khai lại tăng lên. Cụ thể, theo ước tính thì cả hai triển khai thêm khoảng 50 đầu đạn hạt nhân vào đầu năm 2021. Điều này có nghĩa là cả Washington lẫn Moscow đều bắt đầu tái hoạt động vũ khí hạt nhân ngay cả khi tổng số lượng đang giảm. Vì thế, hai bên cần đàm phán để ngăn chặn nguy cơ leo thang xu hướng này.
Ngoài ra, cuộc gặp Mỹ - Nga diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh G7, nơi một số nước bày tỏ quan ngại chính sách mạnh mẽ của Washington đối với Moscow khiến Nga đứng về phía Trung Quốc. Gần đây, quan hệ Moscow - Bắc Kinh đã được tăng cường thấy rõ. Vì thế, việc Mỹ giảm căng thẳng với Nga cũng là cách ngăn Moscow ngã về phía Bắc Kinh.
Mặc dù vậy, kết quả cho thấy cuộc gặp này chỉ mang tính biểu tượng và các chính sách dài hạn của 2 bên khó thay đổi.
Bình luận (0)