Trong vai một du khách đi lễ, người viết đến chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, H.Vụ Bản để tận mắt quan sát ngôi tháp Phật được cho là cao nhất Việt Nam. Từ TP.Nam Định, đi hết địa phận thị trấn Gôi của H.Vụ Bản là có thể nhìn thấy bóng tháp chùa Tiên Hương lừng lững in trên nền trời. Tòa tháp cao ngất đã hoàn thành phần xây thô, đang bước vào giai đoạn trang trí, hoàn thiện.
|
Theo Tờ trình số 307 của Sở Nội vụ Nam Định và quyết định phê duyệt của UBND TP.Nam Định thì “chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, H.Vụ Bản được phép xây dựng một số công trình tại khuôn viên nhà chùa, trong đó có tháp thờ Phật với kích thước chân tháp 200 m2, chiều cao tối đa là 39 m và gồm 13 tầng”. Thế nhưng, bà L.T.Đ, một người dân ở xã Kim Thái, cho biết: “Đến nay đỉnh tháp đã cao hơn 50 m rồi. Chẳng phải ai khác, chính những người phụ trách xây dựng nhà chùa đi khoe đây sẽ là tòa tháp Phật cao nhất Việt Nam”. Cũng theo bà Đ., người dân đều biết tiền xây tháp là huy động thiện tâm của phật tử, nhưng người dân quanh vùng thấy việc xây tháp quá cao như trên rất nguy hiểm. Việc xây tháp không đảm bảo về thiết kế, kỹ thuật có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng nếu xảy ra nghiêng, đổ tháp, đặc biệt trong tình huống có hàng ngàn lượt người sẽ về tham quan, chiêm bái dịp lễ hội.
Về chiều cao của tòa tháp, để có số liệu chính xác, phóng viên đã thuê một công ty tư vấn xây dựng dùng máy trắc đạc để đo. Do bảo vệ công trình kiên quyết không cho vào đo, nhân viên kỹ thuật trắc đạc phải mất một buổi chiều, dùng nhiều cách mới tiếp cận được chân tháp để chiếu gương cho máy đo bên ngoài đối chiếu, tính toán. Số liệu cuối cùng về chiều cao tòa tháp được máy trắc đạc đưa ra là 57 m tính từ chân tháp lên đỉnh tầng 13. Nếu tính cả cột chống sét trên nóc tháp cao hơn 2 m thì chiều cao của tòa tháp này đạt trên 59 m (cao hơn giấy phép tới 20 m). Trong khi đó, sư Thích Thanh Huy, trụ trì chùa Tiên Hương, nói: “Tôi cũng không biết chiều cao chính xác của tòa tháp là bao nhiêu, chắc chỉ vượt vài mét phần... cột chống sét”.
Đáng ngạc nhiên hơn là trong khi người dân, người của nhà chùa đều biết tháp xây cao hơn mức cho phép thì lãnh đạo UBND H.Vụ Bản lại không hề hay biết, dù chùa Tiên Hương và trụ sở UBND H.Vụ Bản chỉ cách nhau khoảng 5 km. Tận đến cuối tháng 3, khi tháp đã thi công xong phần thô, ông Phạm Văn Quang, Phó phòng Nội vụ H.Vụ Bản, vẫn chỉ biết “nhà chùa đã làm đầy đủ thủ tục và đang xây, chiều cao chắc là 39 m”. Được biết, UBND tỉnh Nam Định đã giao trách nhiệm cho UBND H.Vụ Bản “kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xây dựng công trình đúng quy cách, kích thước, đảm bảo an toàn tuyệt đối thi công và sử dụng công trình”.
Xây tháp cao quá quy định rất nguy hiểm Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Tất Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Nam Định, cho biết việc xây tháp sai thiết kế, cao quá quy định là rất nguy hiểm, nhất là ở khu vực nhiều gió bão, thời tiết phức tạp như tỉnh Nam Định. Để không xảy ra sự cố như trường hợp tháp truyền hình Nam Định, ông Sơn khẳng định Sở Xây dựng sẽ làm việc với UBND H.Vụ Bản và tiến hành kiểm tra việc thi công thực tế tại tháp chùa Tiên Hương để có biện pháp xử lý. |
Tòa tháp cao nhất hiện nay: 57 m Tháp Báo n tại chùa Bằng A (Phương Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) với chiều cao là 57 m hiện là tòa tháp Phật cao nhất Việt Nam. |
Văn Đông
>> Kiểm soát chặt chất lượng công trình xây dựng
>> Sập công trình xây dựng, 1 người chết, 16 người bị thương
>> Rơi lồng sắt tại công trình xây dựng
>> 4 người bị điện giật ở công trình xây dựng
>> Lãm rõ vụ quyết toán khống công trình xây dựng
>> Vụ sập đất ở công trình xây dựng: Thêm một người tử vong
Bình luận (0)