Rời cuộc sống sinh viên, Trần Anh Việt (29 tuổi) ở thôn Nghĩa Nhơn, xã n Nghĩa, H.Hoài n, Bình Định, đã mất gần 2 năm bươn chải rồi mới quyết định trở về mảnh đất quê hương gầy dựng sự nghiệp. Giờ đây, Việt là ông chủ vườn ươm cây giống lâm nghiệp đầu tiên tại n Nghĩa.
Với chuyên ngành lâm sinh, cùng kinh nghiệm tích góp được trong thời gian làm ở lâm trường, nhưng Việt vẫn mất thêm 1 năm “nếm mùi” thất bại trong việc nhân giống cây trồng. Tự nhận mình có máu liều, Việt tiếp tục xây dựng vườn ươm với số vốn vỏn vẹn 15 triệu đồng vay từ ngân hàng chính sách xã hội năm 2006.
Thành công đã mỉm cười với Việt khi tỷ lệ sống của cây tăng trên mức 90%, cao hơn mức 40% lúc thực nghiệm tại trường. Số lượng giống hằng năm từ 300.000 - 500.000 cây, lúc cao nhất đạt đến con số 1 triệu cây. Trung bình hằng năm Việt thu về khoảng 80 triệu đồng. Chia sẻ kinh nghiệm thành công, Việt nói: “Quan trọng nhất là kỹ thuật cắt ngọn và canh nước tưới. Thường thì sau 4 tháng từ lúc lấy giống cây đầu dòng có thể cắt ngọn, nhân giống được; không nên để cây quá dư nước”.
Bên cạnh đó, một điều Việt luôn lưu ý trong quá trình chăm sóc cây, đó là: “Đừng sợ cây chết nắng. Nhiều người nghĩ vậy nên thường che chắn đủ kiểu, nhưng càng nắng cây mới càng nhanh ra rễ, phát triển tốt. Nỗi sợ thật sự của cây là gió. Gió thổi chiều nào phải che chiều đó, nếu không, khi phun nước sẽ không đều, cây dễ bị chết vì thiếu nước”. Đó cũng chính là nguyên nhân thất bại của Việt trong thời gian đầu. “Nếu biết cách chăm sóc tốt thì cây sẽ phát triển rất nhanh, khỏe, không cần phải dùng đến chất kích thích hay thuốc hóa học”, Việt nói thêm.
Để khắc phục tình trạng cây thiếu nắng, dư nước, hằng năm Việt tập trung vào một mùa chính trong các tháng 7 và 8, mùa phụ vào tháng 4. Hiện nay, ngoài cây keo, vườn ươm của Việt còn có giống cây xà cừ, sao, gió… Những năm được mùa, nhân công tại vườn ươm có khi đến 30, 40 người, hầu hết là thanh niên địa phương. Cây giống của Việt chủ yếu được xuất bán trên địa bàn xã n Nghĩa và xã cạnh bên, Bok Tới.
Trước đây, với niềm tin cây keo có thể thay thế cây điều, hiệu quả kinh tế cao hơn, nhiều hộ dân đã liều chuyển đổi cây trồng, nhưng cũng không ít sự hoài nghi “trồng vậy sau này lấy củi chứ làm được gì…”. Chỉ đến khi khai thác gỗ keo được giá, niềm tin ấy mới được nhân rộng. Hơn 5 năm sau quay lại n Nghĩa, không chỉ đồi núi trọc đã được phủ bởi những dải rừng keo xanh mướt, mà đời sống của người dân ở vùng đặc biệt khó khăn này cũng được nâng lên nhờ những chuyến xe xuất gỗ keo.
Minh Úc
>> Xây dựng mới 15 làng thanh niên lập nghiệp
>> Đồng hành với thanh niên lập nghiệp
>> Từ đại học đến lập nghiệp
>> Lập nghiệp từ tay trắng
Bình luận (0)