• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Thắt dạ dày, hạ cân nặng?

17/08/2015 03:07 GMT+7

Nhiều người đã nghe về phương pháp giảm cân bằng cách thắt dạ dày giảm cân và cảm thấy bất an bởi các biến chứng do phẫu thuật gây ra. Phương pháp này có đáng sợ đến vậy không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

BÀI: Trần Lệ Thủy

 

4243-SK-Dacquyenphaidep 160615 page2 image2

 

Thắt dạ dày giảm cân là gì?

TS. BS Nguyễn Việt Thành (bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) cho biết: dạ dày hay còn gọi bao tử là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người. Để điều trị bệnh béo phì, từ trước tới nay có 3 phương pháp can thiệp. Một là đặt quả bóng vào dạ dày để cơ thể luôn có cảm giác no và không đòi hỏi phải nạp năng lượng. Phương pháp này không đạt yêu cầu về thẩm mỹ. Cách thứ hai là thực hiện cắt, nối ruột (cắt dạ dày) để rút ngắn đường tiêu hóa, làm thức ăn thải ra ngoài nhanh và nhiều hơn. Cách này gây nhiều nguy cơ sau phẫu thuật. Phương pháp thứ ba là đặt đai dạ dày hay còn gọi là thắt dạ dày được xem là ứng dụng thành công nhất trong giai đoạn hiện nay.

 4243-SK-Dacquyenphaidep 160615 page2 image4

Đối tượng nào phù hợp với phương pháp phẫu thuật thắt dạ dày?

Những người quá mập với chỉ số cân nặng quá đối nghịch với chiều cao cơ thể (cân nặng gấp 1,5 đến 2,5 lần chiều cao). Những người béo phì có các bệnh lý nguy hiểm đe dọa kèm theo như tiểu đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, xương khớp, tim mạch… Những người đã từng điều trị bằng các chế độ ăn kiêng, tập thể dục có kiểm soát ít nhất 1 năm nhưng tình trạng vẫn nguyên hiện trạng. Người đã có tiền sử béo phì trên 5 năm. Độ tuổi từ 18 - 55 mới đủ điều kiện để sử dụng phương pháp này. Trường hợp nào bị chống chỉ định? Người bị bệnh tim phổi nặng hay những tình trạng bệnh lý có nguy cơ khi phẫu thuật. Bệnh nội tiết chưa được điều trị như suy giáp hay các bệnh lý đường tiêu hóa như loét, viêm thực quản, bệnh viêm ruột, nghiện rượu, rối loạn về nhận thức… Phẫu thuật như thế nào? Các bác sĩ đặt một đai nhỏ ngay phần trên của dạ dày, tạo thành túi đựng thức ăn. Dạ dày của người bệnh được chia thành 2 “túi” đựng thức ăn. Túi nhỏ phía trên có dung tích khoảng 15ml (tương đương 3 thìa thức ăn), túi to là phần dạ dày còn lại. Khi thức ăn vào túi nhỏ, chưa kịp trôi xuống phần còn lại của dạ dày do đai thắt thì hệ thống thần kinh của người bệnh báo đã ăn no. Bệnh nhân không có nhu cầu muốn ăn tiếp nữa. Do lượng thức ăn vào dạ dày ít trong khi cơ thể vẫn cần năng lượng nên cơ thể sẽ huy động năng lượng từ mỡ để cung cấp cho cơ thể. Nhờ vậy cơ thể người bệnh sẽ tiêu hao được năng lượng và mỡ thừa giúp trọng lượng giảm nhanh chóng. Sau khi thắt dạ dày giảm cân, một số trường hợp gặp rắc rối với đường tiêu hóa như: Bệnh nhân hay nôn hoặc có cảm giác buồn nôn, trào ngược dạ dày thực quản, có cảm giác khó nuốt, táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy đau vị trí thắt, thoát vị, sỏi túi mật, viêm tụy, hói… Một số ít trường hợp bị tắc dạ dày ngay chỗ thắt do thức ăn nên bệnh nhân cần ăn chậm, nhai kỹ sau khi thắt dạ dày. Dù phẫu thuật qua nội soi nhưng nguy cơ liên quan đến thuốc gây mê cao hơn trên người béo phì nên phương pháp này vẫn có thể gặp nguy cơ khi gây mê hồi sức để phẫu thuật. 

4243-SK-Dacquyenphaidep 160615 page2 image3

Số cân giảm được sau phẫu thuật trung bình là bao nhiêu?

Sau khi thực hiện tùy theo cơ địa mỗi người có thể giảm từ 1 - 2 kg hay từ 1,5kg đến 3kg/tuần. Dự kiến một tháng sau khi phẫu thuật, người bệnh giảm từ 10 - 15 kg. Khoảng một năm, cơ thể người bệnh cân đối trở lại, cân nặng tương xứng với chiều cao. Tổng số cân nặng có thể giảm trong một năm đầu tiên là từ 22kg đến 45kg. Trọng lượng cơ thể sẽ về mức độ phù hợp (giảm 15 - 50% trọng lượng) sau 1,5 - 2 năm.

 

Phương pháp này có phải là ưu việt nhất trong giai đoạn hiện nay?

Phương pháp thắt dạ dày giảm cân hiện đang được xem là vượt trội hơn hẳn các chế độ ăn kiêng, tập thể dục hoặc uống thuốc giảm cân. Điều đặc biệt là với biện pháp thắt dạ dày thì hiệu quả giảm cân nhanh có thể lâu dài hơn so với những phương pháp khác.

 

Bệnh nhân cần kiêng cữ như thế nào trước và sau khi phẫu thuật?

Trước khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ nhịn ăn 1 ngày. Thời gian mổ một ca bệnh khoảng 15 phút, trước đó người bệnh được gây mê toàn thân. Do phẫu thuật bằng phương pháp nội soi nên vết rạch rất nhỏ, không gây chảy máu, tránh được nguy cơ nhiễm trùng so với mổ mở. Sau phẫu thuật bệnh nhân nhịn ăn 1 ngày, ngày thứ 2 được chụp phim để kiểm tra sự thông thoát trong dạ dày, đến ngày thứ 3 sẽ xuất viện. Trong tuần đầu sau phẫu thuật bệnh nhân được ăn nhẹ với thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tiếp đó ăn với chế độ ăn đặc biệt với số lượng nhỏ mỗi lần và không ăn lẫn thức ăn đặc với thức ăn lỏng. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra và theo dõi kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh lại đai để lượng calo cung cấp cho cơ thể không bị thiếu hụt. Bên cạnh đó họ phải thường xuyên luyện tập và tuân theo chế độ ăn theo chỉ dẫn. Nam giới cần kiêng bia, rượu, thuốc lá… Bao nhiêu người đã áp dụng phương pháp thắt dạ dày để giảm cân? Đã có khoảng 45 bệnh nhân được chỉ định và sử dụng biện pháp thắt dạ dày giảm cân trong năm 2014 vừa qua tại Khoa Ngoại tiêu hóa – BV ĐH Y dược TP.HCM.

 

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

4243-SK-Dacquyenphaidep 160615 page2 image8 TS BS Nguyễn Hoài Nam (BV ĐH Y Dược TP.HCM)
Điều trị béo phì có nhiều phương pháp khác nhau, từ ăn kiêng, thuốc giảm cân, tập thể dục, phẫu thuật… Phương pháp thắt bao tử thực hiện để chữa bệnh cho bệnh nhân béo phì chứ không phải là một giải pháp cho chuyện làmđẹp. Phương pháp này chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân đã áp dụng tất cả các biện pháp mà không hiệu quả đồng thời họ phải chịu đựng những căn bệnh do béo phì gây nên như các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bị đau khớp. Bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để được tư vấn thêm về phương pháp thắt dạ dày giảm cân. Hiện nay, ở Hà Nội có bệnh viện Việt Đức, TP.HCM có bệnh viện đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện FV, BV Cấp cứu Trưng Vương, BV Đa khoa Vạn Hạnh, BV Nguyễn Tri Phương. Chi phí cho một ca thắt dạ dày khoảng 50 triệu.

Top
Top