Tôi xin nêu ra những đặc điểm của việc đào tạo giáo viên (GV) trước đây để tham khảo.
Chương trình đào tạo trung cấp sư phạm 2 năm dành cho GV tiểu học. Trước năm 1967, ứng viên chỉ cần có bằng trung học đệ nhất cấp (THCS), đến năm 1972 phải có bằng tú tài 2 (như bằng THPT hiện nay).
GV THCS và THPT đều phải tốt nghiệp các trường ĐHSP. Chương trình đào tạo GV THCS là 2 năm, GV THPT 4 năm. Muốn vào trường ĐHSP, HS phải có bằng tú tài 2, sau đó phải dự kỳ thi tuyển do trường ĐHSP tổ chức. Kỳ thi gồm có hai vòng: Vòng một thi kiến thức, nội dung bài thi viết liên quan đến ngành học thuộc chương trình các lớp 10, 11 và 12; vòng hai thi hình thức hay năng khiếu để xem xét các đặc điểm như mắt, miệng, chiều cao, dáng đi, giọng nói... Kỳ thi vấn đáp nhằm xác định thí sinh có phẩm chất tổng quát của một nhà giáo hay không. Sau khi trúng tuyển thực thụ, thí sinh phải trải qua một kỳ khám sức khỏe tổng quát. Người thiếu sức khỏe đều không được theo học.
Các trường ĐHSP không chỉ làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng GV mà còn tham gia, thí điểm xây dựng chương trình học mới.
tin liên quan
Còn ai sẽ vào sư phạm?Theo quy chế công chức ngày 14.7.1950, GV không được phép có bất kỳ hoạt động tư nào có tính cách chuyên nghiệp để kiếm lợi. GV được phép dạy tư ở nhà không quá 6 giờ/tuần, mọi sự nài ép học sinh học tư sẽ bị đình chỉ và GV sẽ bị trừng phạt theo kỷ luật.
Đào tạo giáo viên có các đặc điểm:
Không chạy theo số lượng nhất thời. Mặc dù GV thiếu, nhất là đối với vùng nông thôn, nhưng chính quyền không đào tạo cấp tốc, vội vã để cung ứng cho đủ số lượng. Vì đào tạo như vậy sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy lâu dài.
tin liên quan
Còn ai sẽ vào sư phạm?: Đổi mới tuyển sinh thôi, chưa đủ!Người thầy phải là người giỏi. Xã hội trọng vọng ngành giáo dục, đồng lương GV được đảm bảo cuộc sống. SV ra trường không phải đi xin việc vất vả, vì vậy ngành sư phạm có sức hấp dẫn cao. Hằng năm số lượng thí sinh thi vào trường sư phạm khá đông, nhưng số lượng tuyển vào trường bị hạn chế, vì đã tính toán nhu cầu GV các bộ môn cung cấp cho các trường trong 2 đến 4 năm tới. Vì chọn lọc khắt khe nên thí sinh được chọn vào rất chất lượng. Ở trường ĐHSP, thí sinh thi đỗ thường là những HS giỏi trường trung học, còn ở trường trung cấp sư phạm là những HS khá ở trường trung học.
Bình luận (0)