Với thân hình khá mũm mĩm, Trần Xuân Long (26 tuổi, trú P.3, TP.Đông Hà, Quảng Trị) nổi tiếng gần chục năm nay ở địa phương trên lĩnh vực thiện nguyện.
Long sinh ra trong một gia đình có bố là bộ đội nghỉ hưu, mẹ buôn bán ở chợ. Thời gian học ngành điện Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng), anh tham gia vào diễn đàn để giao lưu, vơi bớt nỗi nhớ quê.
“Diễn đàn QuangTriNet ban đầu được các anh chị đi trước lập ra chỉ với mục đích làm quen, kết nối, tâm sự. Nhưng càng ngày, diễn đàn càng lớn mạnh, thành viên chủ yếu là các bạn trẻ, tập trung nhiều ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Đông Hà nên mới chuyển hướng làm... từ thiện”, Long nhớ lại.
'Thợ đụng' nôm na là đụng việc gì làm việc đó. Phạm Quang Thành (24 tuổi, Chủ nhiệm câu lạc bộ từ thiện Đồng Quê, TP.Đông Hà, Quảng Trị) lại sắm vai 'thợ đụng' chỉ để làm từ thiện!
Cũng theo lời kể của Long, thời sinh viên, anh và các thành viên của diễn đàn chủ yếu đi bán hoa để gây quỹ vào các ngày lễ, được bao nhiêu sử dụng hết vào các chương trình “Tiếp sức mùa thi”. Nhưng đến đầu năm 2012, diễn đàn đã bắt đầu “làm lớn” khi đưa mô hình “Cơm 2.000 đồng” lần đầu tiên về TP.Đông Hà.
“4 năm qua, chúng tôi đã tổ chức tất cả 51 chương trình “Cơm 2.000 đồng” phục vụ bệnh nhân, người nghèo khắp TP.Đông Hà, mỗi chương trình cung cấp khoảng trên 200 suất. Đều đặn mỗi tháng chúng tôi nấu cơm 2 đến 3 lần...”, Long nói.
Song song với chương trình “Cơm 2.000 đồng”, Long đã cùng bè bạn xây dựng nên chương trình “Nồi cháo Nhân Tâm” phục vụ bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện đa khoa và Bệnh viện Lao phổi tỉnh Quảng Trị. Chương trình này thực hiện mỗi tháng 4 đợt vào sáng thứ hai hằng tuần, phục vụ 650 suất cháo/đợt.
Dù hoạt động mạnh như trên nhưng hiện quỹ của diễn đàn QuangTriNet vẫn còn dư khoảng 100 triệu đồng, đang gửi ngân hàng. Long cho biết đây là điều mà toàn bộ thành viên của diễn đàn không hề mong muốn và ai cũng muốn phải làm cho bằng hết.
Tiểu thư 9X xinh đẹp giành giật bé gái 'xác sống' khỏi tay tử thần
Tình yêu với Yến Nhi bỗng chốc biến cô gái sành điệu 25 tuổi như Tâm, thành một bà mẹ bỉm sữa thực thụ, dù trước đây cô từng cảm thấy sợ lấy chồng chỉ bởi ngại chăm con.
“Mình nghèo khổ, đi làm từ thiện, người ta sẽ nói mình đi làm là để... kiếm chác. Đã có người từng hỏi tôi rằng: Đi làm từ thiện có “hơi hám” được chi không?”, Long tâm sự.
Hẳn rồi, cái sự “hơi hám” mà Long thừa nhận đã nhận được rất nhiều từ những chuyến đi từ thiện, không đơn giản là vật chất như người khác vẫn nghĩ. Với anh là: “Nhờ dấn thân vào con đường này mà tôi quen bao nhiêu người. Tôi vui và thấy mình nhẹ nhõm khi được giúp người khác. Tôi cũng tập được tính cách mạnh dạn, tự tin khi đối diện với người khác hay với bất cứ điều gì. Nói chung là tôi thấy mình lớn hơn”.
Bình luận