Sinh viên ngoài việc học còn làm thêm để kiếm sống. Ở TP.HCM hay Hà Nội, 'trường đời' không chỉ giúp các bạn va chạm thực tế, học thêm kinh nghiệm sống và quan trọng nhất có thêm thu nhập chi tiêu trong những năm ngồi giảng đường. Những việc làm thêm nào mà đời sinh viên đã từng trải qua?
Bạn đã từng làm gia sư, tiếp thị, hay phát tờ rơi... Những nghề mà không ít bạn sinh viên đã lăn lộn từ những ngày đầu tiên vào đại học. Thanh Niên xin cùng chia sẻ những nghề làm thêm mà các bạn sinh viên hay hướng đến để tự mình cảm nhận và cũng hiểu hơn về nghề để có thể tự tin làm thêm.
PG là viết tắt của cụm từ Promotion Girl - các cô gái quảng cáo sản phẩm. Đây được xem là công việc làm thêm phổ biến của sinh viên vì thu nhập tốt, thế nhưng làm PG có dễ dàng và ?
Khi vừa vào học kỳ 2 của năm nhất đại học, Trần Thị Như Ngọc (22 tuổi, quê Bình Định) được người chị khóa trên giới thiệu đi làm PG cho một nhãn bia tại nhà hàng.
Trước lời chào mời hấp dẫn: “Làm 4 tiếng, lương cứng 200.000 đồng và có thêm hoa hồng sản phẩm, nhận lương sau khi kết thúc đợt quảng cáo sản phẩm”, Ngọc đã nhận lời ngay.
Ít ai biết được gia đình Phương từng rất nghèo. Cái nghèo đeo bám dai dẳng suốt những năm tháng ấu thơ của cô gái này.
Cám dỗ của đồng tiền
Ngọc cho biết mình là con gái đầu trong một gia đình thuần nông tại huyện nghèo thuộc tỉnh Bình Định. Ngay khi có kết quả đậu đại học, Ngọc đã tự nhủ với mình khi vào Sài Gòn sẽ tìm ngay một việc làm thêm để trang trải việc học. Thế nhưng lạ nước lạ cái, những tháng đầu Ngọc chỉ quẩn quanh nhà trọ và chật vật với số tiền ít ỏi mà ba mẹ dành dụm gửi vào. Vậy nên khi được giới thiệu làm 4 tiếng với lương 200.000 đồng, Ngọc mừng như bắt được vàng.
Để nhận được mức thù lao hậu hĩnh, công sức mà các PG bỏ ra cũng không phải là ít Ảnh minh họa: Chụp từ clip YouTube
Ngày đầu đi làm, Ngọc ngỡ ngàng khi được công ty phát cho một cái váy bó sát người và đôi giày 9 phân. Cô gái trẻ ở tỉnh mới lên đứng trên đôi giày mà chân nọ đá chân kia quýnh quáng mấy lần suýt ngã nhào xuống đất.
Công việc của Ngọc đơn giản chỉ là mỗi khi có khách vào quán, đến khéo léo tiếp chuyện và mời khách dùng bia của hãng để kiếm thêm hoa hồng. Sở hữu dáng vẻ mảnh mai, làn da trắng nổi bật kèm nụ cười duyên, Ngọc không bất ngờ vì công việc thuận lợi.
Có khách boa 5 - 10 ngàn, khách boa 100 ngàn, dù là bao nhiêu thì em cũng quý. Nhưng PG bia mà, làm ở quán nhậu, nhiều khi họ uống ngà ngà say, lúc đó thực sự em không biết họ vô tình hay cố ý đụng chạm vô cơ thể em nữa. Những lúc ấy em thường kiếm cớ để vào lại trong bếp
Trần Thị Như Ngọc
Ngọc tâm sự: “Nhưng có gì khởi đầu mà dễ dàng hết đâu, chưa bao giờ đi giày cao gót nên em không quen. Lúc hết ca, tháo đôi giày ra mà chân em đỏ rát, tối về cứng đơ hai bắp chân và em không thể ngủ được”.
Sau một tuần, khi đã quen với công việc, Ngọc thoải mái trò chuyện với khách hơn. Do vậy, nhiều khách cũng không ngại ngần boa thêm cho Ngọc mỗi khi tính tiền. Ngọc nói rằng những đồng tiền khi ấy với Ngọc rất quý vì đều là những đồng tiền do chính bàn tay mình làm ra và nhờ nó mà Ngọc trang trải được cuộc sống sinh viên xa nhà.
“Có khách boa 5 - 10 ngàn, khách boa 100 ngàn, dù là bao nhiêu thì em cũng quý. Nhưng PG bia mà, làm ở quán nhậu, nhiều khi họ uống ngà ngà say, lúc đó thực sự em không biết họ vô tình hay cố ý đụng chạm vô cơ thể em nữa. Những lúc ấy em thường kiếm cớ để vào lại trong bếp”, Ngọc bộc bạch.
Ngọc chia sẻ thêm, có những người khách uống nhiều rồi hỏi chuyện rất lịch sự, nhưng cũng có những người nghĩ rằng mình cần tiền nên rủ rê đi chơi để “cho nhiều tiền”. “Khi em từ chối, họ lại chuyển sang giọng miệt thị nói đã nghèo còn chảnh, nghe xong em tức lắm nhưng ráng bặm môi để…tối về nhà khóc”.
Chờ lương 4 tháng
Cũng chọn nghề PG để kiếm thêm thu nhập những ngày còn ngồi ghế giảng đường, Nguyễn Thị Thanh Thúy (23 tuổi, quê Đắk Nông) lại chọn làm PG sản phẩm tại các siêu thị và chợ.
Nguyễn Thị Thanh Thúy trong một lần đi làm chương trình giới thiệu một sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em Ảnh: NVCC
Có kinh nghiệm 3 năm theo nghề PG, Thúy cho biết PG có nhiều kiểu, những bạn nữ da trắng, dáng xinh sẽ chọn được những công việc nhẹ nhàng như PG xe, game. Mức lương dành cho các bạn PG này cũng cao hơn nhiều so với PG giới thiệu sản phẩm ở chợ và siêu thị.
Thúy tâm sự kỷ niệm nhớ đời nhất của mình khi làm PG đó là lần quảng cáo cho một sản phẩm dinh dưỡng trẻ em. Chương trình này làm đều đặn thứ 7 và chủ nhật mỗi tuần lần lượt tại tất cả các chợ trong thành phố.
Tuổi thơ của Bình Minh là những sáng thức dậy lúc 3 giờ để phụ mẹ bán sữa đậu nành. Anh không có nhiều đồ chơi như bạn bè đồng trang lứa, cũng không có những ngày nghỉ và chưa từng biết công viên, trò chơi là gì.
“Chương trình bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 11 giờ trưa, lương 120.000 đồng/ngày. Lúc đó mình không có xe máy, toàn phải đi xe buýt, có những ngày di chuyển tới ba bốn chục cây số để đến chỗ làm nên mình phải dậy từ sáng sớm để kịp giờ”, Thúy kể lại.
Sau mỗi ngày đi làm về, tay chân Thúy thường mỏi nhừ và chẳng thể làm được việc gì Ảnh: NVCC
Vì đây là sản phẩm trẻ em nên đồng phục là một chiếc váy dây màu xanh lá chỉ dài tới đầu gối, chính vì vậy mà sau vài ngày đi làm, làn da Thúy đã chuyển màu vì cháy nắng. Thúy tiếp lời: “Dưới cái nắng chang chang, mình đi mời mọc người đi chợ dùng thử sản phẩm, mà nhiều người cũng kỳ lắm, phẩy tay đuổi đi còn nói thêm vài câu khó nghe khiến mình hơi chạnh lòng. Mấy ngày đi làm về mệt lả, bài vở quăng đó luôn không học hành được gì hết. Có những khi vô tình nhận được chương trình “sộp”, còn phải thuê người đi học điểm danh để mình đi làm”.
5 năm 'bơi' trong cuộc sống lập nghiệp vô vàn khó khăn ở Sài Gòn, nhưng Đỗ Viết Tuấn khẳng định chưa bao giờ hối tiếc vì quyết định của mình.
Nhưng có lẽ kỷ niệm khiến Thúy nhớ đời nhất đó là khi kết thúc chương trình, Thúy phải mỏi mòn đợi tới 4 tháng sau mới nhận được lương. Khoản tiền lương bị trừ tới trừ lui với đủ lý do từ công ty quảng cáo, biết nói lý không lại, Thúy cầm số tiền hao hụt ngậm ngùi ra về.
Đến bây giờ, Thúy đã ra trường và có việc làm với mức thu nhập ổn định, khi nhắc lại về nghề PG, Thúy vẫn bùi ngùi: “Làm PG có thuận lợi là khi ra trường đi làm mình sẽ không bị bỡ ngỡ, nhưng vì công việc mệt mỏi nên nhiều khi mình lơ là việc học. Nếu được chọn lại, mình sẽ dành thời gian này để đi học ngoại ngữ thay vì đi làm thêm”.
Bình luận (0)