Dân số thế giới từ 7,6 tỉ người hiện nay sẽ tăng lên đến 9,8 tỉ người vào năm 2050, và Ấn Độ chỉ mất 7 năm để vượt mặt Trung Quốc về số dân, theo báo cáo mới của LHQ.
“Mỗi năm thế giới sẽ có thêm khoảng 83 triệu người, lẽ tất nhiên xu hướng dân số tăng sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, bất chấp viễn cảnh khả năng sinh sản của con người trên đà sụt giảm”, theo trang un.org dẫn báo cáo tựa đề “Những viễn cảnh dân số thế giới: Điều chỉnh năm 2017” do Ban Các vấn đề kinh tế và xã hội LHQ thực hiện và công bố ngày 21.6 tại New York.
Theo tốc độ này, dân số toàn cầu sẽ đạt 8,6 tỉ người vào năm 2030, 9,8 tỉ vào năm 2050 và 11,2 tỉ vào năm 2100.
Dân số Ấn Độ, hiện đứng hàng thứ hai với 1,3 tỉ người, sẽ soán ngôi Trung Quốc (hiện 1,4 tỉ người) vào năm 2024.
Tuy nhiên, Nigeria mới là đối tượng nhận được sự chú ý nhiều nhất, theo đó nước này sẽ qua mặt Mỹ vào năm 2050 để trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới.
Từ năm 2017 đến 2050, dự kiến 50% số dân tăng thêm sẽ tập trung vào 9 nước, bao gồm Ấn Độ, Nigeria, CHDC Congo, Pakistan, Ethiopia, Tanzania, Mỹ, Uganda và Indonesia.
Đáng lưu ý là tổng số dân của 26 nước châu Phi sẽ tăng ít nhất gấp đôi vào năm 2050.
tin liên quan
Nguy cơ ‘già nhưng chưa kịp giàu’ ở châu ÁQuỹ Tiền tệ Thế giới kêu gọi các nền kinh tế châu Á hãy học hỏi từ kinh nghiệm của Nhật Bản và sớm hành động để đối phó tình trạng dân số già đang gia tăng nhanh chóng.
Trong khi đó, số người từ 60 tuổi trở lên được dự kiến tăng hơn gấp đôi vào năm 2050 và hơn gấp 3 đến năm 2100.
Cụ thể, dân số già trên thế giới sẽ tăng từ 962 triệu người vào năm 2017 lên 2,1 tỉ trong năm 2050 và 3,1 tỉ vào năm 2100.
Vấn đề đáng báo động trong báo cáo mới là Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có tỉ lệ sinh sản thấp (được xác định là 2,1 ca sinh cho mỗi phụ nữ), không đáp ứng được nhu cầu bồi đắp thế hệ kế tiếp trong giai đoạn 2010-2015.
Bình luận (0)