Ảnh ông Kim Jong-un leo núi bị nghi photoshop

22/04/2015 15:16 GMT+7

(TNO) Vừa qua báo chí Triều Tiên đưa hình ảnh ông Kim Jong-un đã leo lên ngọn núi Paektu cao nhất Triều Tiên, tuy nhiên một đoạn video phân tích của đài MBN (Hàn Quốc) lại cho thấy nhiều điểm bất hợp lý trong các tấm ảnh.

(TNO) Vừa qua báo chí Triều Tiên đưa hình ảnh ông Kim Jong-un đã leo lên ngọn núi Paektu cao nhất Triều Tiên, tuy nhiên một đoạn video phân tích của đài MBN (Hàn Quốc) lại cho thấy nhiều điểm bất hợp lý trong các tấm ảnh này.

Hình ảnh ông Kim Jong-un được cho đứng trên núi Paektu cao hơn 2.700 m
trong bộ đồ phong phanh như ở dưới mặt đất - Ảnh: Reuters
 
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 19.4 cho hay lãnh đạo Kim Jong-un đã chinh phục ngọn núi Paektu cao 2.744m. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un, được phong làm Nguyên soái.
Tuy nhiên dư luận nước ngoài đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh các bức ảnh do KCNA đăng tải về ông Kim Jong-un trên núi.
BuzzFeed, trang web thông tin khá nổi tiếng của Mỹ cho rằng ông Kim Jong-un đã mặc một chiếc áo khoác quá mỏng, không giống với trang phục dày kín những người phải chinh phục một ngọn núi, đi xuyên qua bão tuyết như KCNA nói.
Bức hình chụp ông Kim Jong-un cho thấy ông vẫn mặc chiếc áo đen vốn gắn liền với hình ảnh của vị lãnh đạo lâu nay, chỉ thêm chiếc khăn quấn quanh cổ. Ngoài ra, trong khi các binh sĩ vây quanh ông Kim Jong-un đều trang bị đồ đạc rất chỉnh tề, lãnh đạo này lại thậm chí không sử dụng mũ len vốn rất cần trong thời tiết tuyết rơi ở một địa điểm có độ cao như thế.
Những hình ảnh ghi lại từ đoạn video phân tích của MBN cũng đặt nghi vấn một phần bức hình đã trải qua quá trình chỉnh sửa photoshop.
Các chi tiết khoảng trống khó hiểu của người lính Triều Tiên trong hình, một người đội chiếc mũ mất phần vành che tai khác với những người còn lại - Ảnh chụp màn hình National Post
Phần vai (vòng tròn đỏ) của một người lính như bị "cán" mất - Ảnh chụp màn hình National Post
Theo đó tốp 16 người lính phía trên bức ảnh giống như "đang ngồi trên tảng đá", và xuất hiện những khoảng trống khó hiểu ở phần chân của một người lính, trong khi phần bả vai của người ngoài bìa trái như bị cán mất - một lỗi photoshop thường thấy.
Hiện phía Triều Tiên vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các bức ảnh này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.