Nhiều lần khủng hoảng từng xảy ra cũng xuất phát từ thảm trạng tài chính và tiền tệ ở một nước, kích hoạt phản ứng dây chuyền.
Tuần qua, Ngân hàng trung ương Argentina đã phải tăng lãi suất cơ bản lên tới 40%/năm - tăng từ mức 27,5% - để ngăn cản dòng vốn tháo chạy khỏi đất nước thì mới tạm ổn định được tình hình.
Diễn biến này dóng lên những hồi chuông báo động về nguy cơ bùng phát cuộc khủng hoảng mới ở các nền kinh tế mới nổi về tài chính và tiền tệ với hậu quả khó có thể tránh khỏi được là gây suy thoái kinh tế hoặc hủy hoại đà tăng trưởng kinh tế đã có được. Argentina hiện bị nặng nhất, nhưng những biến động trên các lĩnh vực ấy theo chiều hướng tương tự cũng đã thấy có ở nhiều nền kinh tế khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ hay Nga...
Nội tệ của những đối tác này bị mất giá ở mức độ khác nhau so với đồng USD và bộc lộ những điểm yếu khi phía Mỹ điều chỉnh chính sách tiền tệ. Bao lâu nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã chuyển sang chính sách bắt đầu dần siết chặt chính sách tiền tệ cả trên phương diện lãi suất cơ bản cũng như khối lượng tiền tệ trên thị trường và trong hệ thống ngân hàng. Một hệ lụy của chính sách này là dòng vốn từ bên ngoài bắt đầu đổ về Mỹ. Nguy cơ bùng phát khủng hoảng tiềm ẩn ở thất bại của những đối sách của các đối tác ấy.
Bình luận (0)