Tàu nạo vét mới mang tên Thiên Côn Hiệu, dài 140m, rộng 28m, được hạ thủy ở vùng biển thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc vào ngày 3.11, theo Tân Hoa xã. Tàu này có khả năng nạo vét 6.000m3 đất/giờ và đào sâu 35m dưới đáy biển.
Tân Hoa xã dẫn lời một kỹ sư tại Công ty nạo vét Thiên Tân, nơi thiết kế và chi tiền đóng tàu này, thiết bị nạo vét công suất 6.600kW có thể nghiền vụn đá lấy từ lòng biển rồi bơm lên tàu, và sau đó đưa lượng đá vụn này đi qua đường ống tới địa điểm cách 15.000m.
Tàu Thiên Côn Hiệu được trang bị hệ thống định vị toàn cầu tiên tiến và nhờ có hệ thống kiểm soát tự động nên có thể hoạt động mà không cần con người tham gia. Tàu có thể được đưa vào sử dụng vào tháng 6.2018.
tin liên quan
Trung Quốc ngang ngược nói không dừng xây đảo nhân tạo trên Biển ĐôngTư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi ngày 18.7 ngang ngược tuyên bố Bắc Kinh sẽ không dừng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Khi tàu Thiên Côn Hiệu được hạ thủy, một số báo ở Trung Quốc đại lục gọi tàu mới là "công cụ tạo đảo mạnh nhất châu Á". Cách mô tả này gây ra quan ngại rằng Trung Quốc sẽ dùng tàu Thiên Côn Hiệu cho mục đích mở rộng xây đảo nhân tạo phi pháp tại khu vực Biển Đông.
Trung Quốc đã sử dụng tàu Thiên Kình Hiệu, với công suất nạo vét 4.500 m3/giờ, cho hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông trước đó.
Tàu này được cho là di chuyển qua lại giữa 5 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ tháng 9.2013 đến tháng 6.2014, theo South China Morning Post. Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định mọi việc làm của nước ngoài tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp và không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo này.
tin liên quan
Cận cảnh pháo đài Trung Quốc đặt pháo 76 mm trên đảo nhân tạo ở Trường SaTài khoản Twitter xinfengcao đã đăng ảnh công trình trên đá Tư Nghĩa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nói rằng vũ khí bố trí trên pháo đài hình lục giác của cơ sở này là súng phòng không 76 mm.
Sau khi tàu Thiên Côn Hiệu được hạ thủy, chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng Bắc Kinh sẽ không dùng tàu mới cho việc mở rộng đảo nhân tạo, với lập luận nước này sẽ tuân theo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Tuy nhiên, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) Collin Koh cho rằng việc tạo ra công nghệ nạo vét như trên nằm trong tham vọng trở thành cường quốc biển của Trung Quốc. Chừng nào Bắc Kinh còn chưa làm rõ mục đích của việc đóng tàu Thiên Côn Hiệu thì vẫn còn đó nghi ngại rằng nước này đang đẩy mạnh việc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, South China Morning Post dẫn lời ông Koh nhận xét.
Bình luận (0)