Bước ngoặt của tứ giác an ninh

19/11/2017 09:35 GMT+7

Chỉ đến gần đây, New Delhi nhận thấy rõ ràng hơn rủi ro sau các vụ đụng độ giữa quân đội Ấn - Trung ở biên giới hai nước.

Tuần qua, bên lề các chương trình nghị sự ở Philippines, quan chức cấp cao của Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc đã thực hiện cuộc hội đàm của một “tứ giác an ninh”, “liên minh kim cương” tại khu vực liên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thực tế, “liên minh kim cương” là khuôn khổ hợp tác an ninh được đặt ra trong bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại quốc hội Ấn Độ vào năm 2007. Khuôn khổ này cũng được hiện thực hóa bằng các cuộc tập trận Malabar cùng năm.
Tuy nhiên, sau các dấu ấn vào năm 2007 thì “liên minh kim cương” sau đó không gây nhiều chú ý, dù Thủ tướng Abe năm 2012 từng có một bài viết nhấn mạnh sự cần thiết của chiến lược này. Đó là vì Thủ tướng Úc Kevin Rudd (tại nhiệm từ tháng 12.2007 - 6.2010 và từ tháng 6 - 9.2013) rút nước này ra khỏi khuôn khổ hợp tác do sức ép chỉ trích từ Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có cả sự do dự của Ấn Độ.
Chỉ đến gần đây, New Delhi nhận thấy rõ ràng hơn rủi ro sau các vụ đụng độ giữa quân đội Ấn - Trung ở biên giới hai nước. Trung Quốc cũng đang triển khai sáng kiến ”Vành đai và con đường" trong đó có phát triển tuyến đường ở vùng Kashmir nơi Ấn Độ và Pakistan đang tranh chấp. Bản thân Úc cũng không muốn bỏ lỡ hợp tác với Ấn Độ, Mỹ và Nhật trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng xuất hiện nhiều thách thức. Vì thế, có thể nói, chính sách của Bắc Kinh đối với New Delhi đã trở thành bước ngoặt “thức tỉnh” khuôn khổ hợp tác an ninh 4 bên.

tin liên quan

Dấu ấn Abe trên bàn cờ địa chính trị mới
Những chuyển động chính trị gần đây tại khu vực phần nào cho thấy vai trò rất lớn về mặt chiến lược của Nhật Bản nói chung và Thủ tướng Shinzo Abe nói riêng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.