Được biết, công ty này chấp nhận bỏ ra 1,79 tỉ USD để mua lại nghiệp vụ kinh doanh máy bay phản lực và máy bay cánh quạt của hãng trên và hiện đang được hãng này xem xét trong 45 ngày.
Tờ Washington Post ngày 11.7 đã bình luận rằng, một công ty “không mấy tên tuổi” của Trung Quốc là Trác Việt đã chịu bỏ ra “một số tiền lớn” để mua lại Hawker Beechcraft.
Tuy nhiên, tờ báo này cũng không giấu diếm sự nghi ngờ về “lời hứa” của Trác Việt rằng sẽ giữ toàn bộ công ăn việc làm cho nhân viên của Hawker Beechcraft tại Mỹ.
“Không đáng tin”, Washington Post khẳng định. “Lẽ nào Trác Việt sản xuất máy bay tại Mỹ và đưa về Trung Quốc?”.
Tuy nhiên, dù thỏa thuận mua bán của Trác Việt không hề khiến Hawker Beechcraft lo ngại, nhưng suy tính tới mức độ nhạy cảm của ngành công nghiệp sản xuất máy bay, cuộc giao dịch này vẫn phải khiến chính phủ Mỹ suy tính kỹ.
Theo hãng tin AP, Hawker Beechcraft có trụ sở chính ở TP.Wichita, thuộc tiểu bang Kansas, Mỹ, vốn chuyên sản xuất máy bay dân dụng và quân sự.
Hawker Beechcraft hiện có 7.400 nhân viên, trong đó có 4.700 công nhân làm việc ở nhà máy Wichita, một số khác làm việc ở các nhà máy rải rác ở Mexico, Anh…
Ngoài ra, hãng này còn có hơn 100 trung tâm dịch vụ trên toàn thế giới.
Báo giới và dư luận Mỹ cho rằng Trung Quốc khó đảm bảo được lời cam kết giữ lại toàn bộ việc làm cho các nhân viên cũ của Hawker Beechcraft.
Thậm chí họ còn lo ngại qua giao dịch này, Trung Quốc sẽ nhân đà phát triển nhanh chóng thị trường Trung Quốc.
Washington Post còn cho biết, 60% cổ phần của Trác Việt là của tư nhân, 40% còn lại là do một doanh nghiệp thuộc chính quyền Bắc Kinh nắm giữ.
Lucy Nguyễn
Bình luận (0)