Đây là thỏa thuận giữa Macedonia và Hy Lạp nhằm giải quyết vướng mắc về lịch sử và chủ quyền. Đổi lại, Hy Lạp không tiếp tục phủ quyết việc NATO và EU kết nạp nước láng giềng.
Trong cuộc trưng cầu dân ý trước đó ở Macedonia, cử tri cũng ủng hộ thỏa thuận nói trên với nhận thức và kỳ vọng là Macedonia sẽ có triển vọng gia nhập EU và NATO.
Trong quốc hội Macedonia hiện tại, phe cầm quyền nắm 71 ghế, chiếm đa số nhưng không đủ hai phần ba cần thiết để sửa đổi hiến pháp hiện hành về đổi quốc hiệu. Vì thế, việc có đủ số phiếu cần thiết để tiến hành chuyện khởi động quy trình xem xét và quyết định là diễn biến mới có ý nghĩa rất quan trọng.
Rõ ràng là phe đối lập đã bị phân hóa bởi kết quả trưng cầu dân ý và lo ngại lời đe dọa giải tán quốc hội và tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn của phe cầm quyền. Thực tế cả trên chính trường và trong nội bộ xã hội ở Macedonia đang có sự chuyển biến theo hướng lựa chọn EU và NATO, đồng ý và kỳ vọng rằng đổi quốc hiệu sẽ đưa đến đổi vận cho quốc gia. Như vậy có thể thấy việc đổi tên ở Macedonia bước đầu đã suôn sẻ và chỉ còn chờ “đuôi cũng lọt”.
Bình luận (0)