Vấn đề này lại còn liên quan đến cả những bên khác là Nga, Israel, Hy Lạp và Qatar. Ngoài vấn đề nguồn khí đốt còn có cạnh tranh lợi ích chiến lược trước mắt lẫn lâu dài. Đối với CH Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Hy Lạp và Qatar thì cả hai dạng lợi ích này đều mang tính quyết định.
Sự can dự của Mỹ chủ yếu nhằm ngăn chặn Nga mở rộng hiện diện và ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, từ đó lan rộng ra cả Bắc Phi, Trung Đông và vùng Vịnh. Israel cần nguồn năng lượng mới cũng như theo đuổi chủ ý tập hợp lực lượng ở Địa Trung Hải nên đã cùng Hy Lạp và CH Síp hợp tác khai thác khí đốt ở vùng biển ngoài khơi đảo Síp. Mỹ thông qua Tập đoàn dầu khí ExxonMobile cùng với Qatar cũng tiến hành thăm dò và chuẩn bị khai thác ở khu vực này.
Đảo Síp bị chia cắt từ hơn 4 thập niên qua. CH Síp quan hệ khắng khít với Hy Lạp và là thành viên EU, còn vùng Bắc Síp đơn phương tuyên bố độc lập và được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Vì thế, chuyện thăm dò và khai thác khí đốt ở đây còn là chuyện ảnh hưởng và vai trò địa chiến lược, chuyện chủ quyền lãnh thổ, chính trị an ninh khu vực và quan hệ giữa các bên mà tất cả đều phức tạp, nhạy cảm và nhiều khúc mắc.
Bình luận (0)