[VIDEO] Huawei tiết lộ gì về hệ điều hành Hongmeng sau khi Google 'đoạn giao'?
|
Cũng trong hôm qua, những nhà phân phối điện thoại và mạng di động lớn nhất Nhật Bản và Anh đều thông báo các kế hoạch hạn chế làm ăn với Huawei. Theo AFP, nhà cung cấp số một tại Nhật Bản là NTT Docomo hoãn nhận đơn đặt hàng điện thoại từ tập đoàn Trung Quốc, còn KDDI và SoftBank tuyên bố ngừng kế hoạch tung ra thị trường các dòng điện thoại thông minh mới nhất của Huawei. Đáng chú ý là SoftBank còn nắm 75% cổ phần của Hãng thiết kế chip ARM, 25% còn lại nằm trong tay Quỹ đầu tư công nghệ Vision, vốn cũng thuộc sở hữu của ông chủ SoftBank Masayoshi Son. Tại Anh, Tập đoàn viễn thông EE trở thành nhà cung cấp đầu tiên của nước này triển khai hệ thống mạng 5G nhưng không sử dụng thiết bị Huawei như kế hoạch trước đó. Nối gót EE, Vodafone UK thông báo không nhận đơn đặt hàng điện thoại thông minh 5G của Huawei vào thời điểm dịch vụ mạng mới được triển khai trong tháng 7. Chưa hết, Reuters đưa tin các nhà bán lẻ điện thoại di động ở Singapore và Philippines từ chối mua và trao đổi các dòng điện thoại Huawei trong bối cảnh người dùng tìm cách bán tháo để đổi sang nhãn hiệu khác.
[VIDEO] Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi: Mỹ đang đánh giá thấp Huawei
|
Đáp trả bằng đất hiếm ?Ngày 22.5, AFP dẫn lời một số chuyên gia nêu khả năng Trung Quốc sẽ dùng đến đất hiếm để đáp trả những đòn đánh liên tục từ Mỹ về thuế quan và công nghệ. Đất hiếm là thuật ngữ chỉ nhóm 17 nguyên tố kim loại hiếm gặp, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các ngành chế tạo công nghệ cao và hiện diện trong hầu hết các sản phẩm từ điện thoại cho đến tên lửa. Hiện Trung Quốc là nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất thế giới và nước này bị cho là “có tiền lệ” hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này để trả đũa mỗi khi có tranh chấp, chẳng hạn như với Nhật Bản vào năm 2010 và với Mỹ lẫn EU năm 2012.
Một dấu hiệu đáng chú ý là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó thủ tướng Lưu Hạc hôm 20.5 bất ngờ đến thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm ở tỉnh Giang Tây. “Chắc chắn chuyến thị sát của Chủ tịch Tập không phải là trùng hợp”, chuyên gia Lý Minh Giang thuộc Đại học NTU (Singapore) nhận định với Đài Channel News Asia. Tuy nhiên, cũng có một số nhà bình luận cho rằng nếu chưa thật sự bức thiết thì Trung Quốc sẽ không hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm tránh nguy cơ đẩy nhanh việc các nước khác tìm kiếm những nguồn cung mới.
|
Bình luận