Quỹ đạo lệch tâm của sao Thủy đồng nghĩa với thực tế là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời không thường xuyên đi ngang sao trung tâm nếu nhìn từ hướng Trái đất.
Trong vòng 100 năm, chỉ có khoảng 13 lần sao Thủy đi ngang Mặt trời, theo Space.com dẫn thông tin từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Nếu bỏ lỡ lần này, những người đam mê thiên văn phải chờ đến năm 2032 mới có thể chứng kiến hiện tượng hiếm gặp này một lần nữa
|
Vào hôm 11.11, cuộc hành trình của sao Thủy sẽ bắt đầu vào 19 giờ 35 (giờ Việt Nam) và kéo dài khoảng 5 giờ 30 phút trước khi chấm dứt vào 1 giờ 4 hôm 12.11.
Trong toàn bộ quá trình, hành tinh này sẽ hiển thị dưới dạng một chấm đen trên bề mặt của sao trung tâm. Để có thể quan sát, người xem cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của kính viễn vọng hoặc ống nhòm được gắn bộ lọc đặc biệt bảo vệ mắt.
Giới khoa học gia luôn tận dụng những cơ hội này để nghiên cứu cách thức các hành tinh và ngôi sao di chuyển trong vũ trụ.
NASA thúc giục các giáo viên và giới phụ huynh không nên bỏ lỡ thời khắc tuyệt vời này để dạy cho con trẻ về hệ mặt trời.
Bình luận (0)