Lâu nay, chưa có thỏa thuận về khí hậu nào trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc nhận được sự ủng hộ lớn như hiệp ước này và quá trình phê chuẩn để có hiệu lực cũng không nhanh chóng như lần này. Trước đó, không có hiệp ước nào của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ khí hậu trái đất được tất cả những thủ phạm chính khiến nhiệt độ trái đất tăng lên, cụ thể là các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc hay Ấn Độ, tham gia, phê chuẩn.
Những điều đó là cơ sở xác thực để hy vọng và tin tưởng rằng sẽ có được bước chuyển cơ bản và quyết định trong tiến trình bảo vệ trái đất. Nhân loại có thể mong đợi hội nghị sắp tới ở Ma Rốc để bắt đầu triển khai thực hiện Hiệp ước Paris cũng sẽ thành công.
Dù vậy, lo ngại vẫn chưa hết và thận trọng vẫn rất cần thiết. Cam kết trong hiệp ước là một chuyện, thực hiện thường là chuyện khác. Nếu rồi đây các nước không thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh những cam kết của mình, không thật sự hợp tác vì mục tiêu đề ra thì những bước chuyển vừa qua cũng chỉ vô ích.
Nếu ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 8.11 thì việc thực hiện Hiệp ước Paris sẽ rất khó khăn, vì ông Trump đã thẳng thừng tuyên bố sẽ chấm dứt sự tham gia của Mỹ vào hiệp ước này.
tin liên quan
Gần 200 nước thoả thuận giảm khí thải nhà kính từ máy lạnh, tủ lạnhGần 200 quốc gia đạt thỏa thuận cắt giảm khí nhà kính trong tủ lạnh và máy điều hòa không khí tại Rwanda, Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên nước này tuyên bố ngày 15.10, là bước tiến mới trong chống biến đổi khí hậu.
Bình luận (0)