Khác với những lần trưng cầu dân ý trước đó về nền độc lập riêng ở vùng Catalonia, lần trưng cầu dân ý này là chính thức và có giá trị pháp lý đối với Catalonia - cho dù trong đánh giá của chính phủ và tòa án hiến pháp Tây Ban Nha thì nó không có giá trị hiệu lực pháp lý vì không hợp hiến và hợp pháp.
Nếu kết quả là đa số dân xứ Catalonia ủng hộ nền độc lập, thì Catalonia sẽ chia tay Tây Ban Nha. Nếu kết quả ngược lại thì trên danh nghĩa và về pháp lý đâu vẫn vào đấy ở Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, trong thực chất thì cả khi như vậy, mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và xứ Catalonia không còn được yên bình và hài hòa như trước nữa. Nó vẫn là bước ngoặt mới trong lịch sử đất nước này, là sự cảnh báo đối với cả Tây Ban Nha lẫn EU và châu Âu.
Khi ấy, chính phủ Tây Ban Nha phải chấp nhận nhượng bộ nhiều hơn và cơ bản hơn cho xứ Catalonia. Sự đổ vỡ của mối quan hệ này đã trở nên không thể tránh khỏi, bất kể kết quả trưng cầu dân ý ra sao.
Chính phủ Tây Ban Nha bị đẩy đến trước nguy cơ khủng hoảng hiến pháp và chính trị xã hội. Sự cấm đoán của chính phủ và tòa án lần này dường như bị xứ Catalonia bất chấp. Xứ này đứng trước cơ hội mới về lựa chọn độc lập hay không độc lập, còn Tây Ban Nha đứng trước hệ lụy hiện không thể lường hết.
tin liên quan
Bắc chưa yên, nam sinh chuyệnEU còn đang chưa dứt khoát sẽ ứng xử thế nào với Anh sau cuộc tổng tuyển cử trước hạn vừa qua thì đã phải bận tâm đến chuyện lớn đối với thành viên khác là Tây Ban Nha.
Bình luận (0)